Xây dựng kho dữ liệu creative insights theo ngành hàng để đánh giá hiệu suất KOC dựa trên Ads Suitability

Mở bài

Trong bối cảnh mỗi ngày có khoảng 34 triệu videos được đăng tải và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên nền tảng TikTok, việc nắm bắt và hệ thống hóa các dữ liệu sáng tạo không còn là lợi thế mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Các chiến dịch liên tục diễn ra, KOL/KOC liên tục sản xuất nội dung, nhưng team Ads lại thiếu một hệ thống trung tâm để đánh giá hiệu suất và mức độ phù hợp quảng cáo của từng nội dung. Điều này dẫn đến việc vận hành thiếu nhất quán, khó tái sử dụng nội dung hiệu quả, và gây lãng phí ngân sách khi scale nhầm video không phù hợp. Do đó, việc xây dựng kho dữ liệu creative insights theo ngành hàng giúp đảm bảo kiẻm soát được các content win của KOL/KOC, để từ đó tối ưu không chỉ hiệu suất chuyển đổi mà còn quy trình vận hành giữa việc đề xuất nội dung viral, gợi ý chân dung creator, và chạy quảng cáo để đảm bảo hiệu quả.

1. Giới thiệu về đề tài

1.1 Bối cảnh và vai trò của team TikTok Ads – PMO

Bộ phận TikTok Ads – PMO đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định và triển khai các chiến dịch tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) trên nền tảng TikTok. Đây là nhóm phụ trách toàn bộ quy trình từ đề xuất nội dung, xác định chân dung KOL/KOC phù hợp, cho đến lập kế hoạch phân phối quảng cáo nhằm tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.

Trước quy mô phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các chiến dịch, team TikTok Affiliate – PMO không chỉ đơn thuần là bộ phận định hướng nội dung bán hàng, và triển khai kế hoạch quảng cáo, mà còn là đầu mối phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu suất và đề xuất chiến lược nhằm tối ưu hóa các chỉ số kinh doanh.

1.2 Thực trạng vấn đề

Hiện nay, quy trình vận hành của nhóm khá thủ công và thiếu đồng bộ, không chỉ trong nội bộ team TikTok Ads, mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác đồng thời tham gia triển khai chiến dịch (team Creators, team Account Management,…). Các KOL/KOC được lựa chọn chủ yếu dựa trên lịch sử hợp tác, lịch sử bán hàng, và dựa trên kinh nghiệm, cảm tính của team Ads, mà thiếu hệ thống phân loại nội dung theo ngành hàng. 

Team TikTok Ads – PMO đang cùng lúc vận hành hàng chục chiến dịch mỗi ngày cho các nhãn hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau – từ đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc tóc,… Mỗi chiến dịch đều có yêu cầu riêng biệt về content angle, tiêu chí lựa chọn KOL/KOC cũng như các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quảng cáo, phong cách sáng tạo, năng lực tạo đơn, tỷ lệ chuyển đổ,…. Theo từng giai đoạn, sẽ xuất hiện những creator ra đơn tốt và nội dung mang lại hiệu suất cao (content win).

Trong bối cảnh khối lượng chiến dịch ngày càng gia tăng, phương pháp vận hành thủ công khiến team dễ rơi vào tình trạng quá tải, bỏ lỡ các creator đang win, và sau này, khi triển khai các sản phẩm/chiến dịch tương tự, sẽ bị mất nhiều thời gian xây lại dự liệu, thay vì tận dụng những cái đã làm tốt trước đó. Từ thực trạng trên, có thể thấy rõ nhu cầu cấp thiết cần xây dựng một kho dữ liệu tập trung, có khả năng phân loại content win theo ngành hàng, thống kê hiệu suất KOC theo từng chiến dịch và hỗ trợ ra quyết định một cách có hệ thống và minh bạch hơn.

1.3 Mục tiêu

Mục tiêu của đề xuất là xây dựng một hệ thống dữ liệu tập trung để đánh giá và tối ưu hiệu suất của KOC trên nhiều góc độ. Thay vì chỉ tính đến GMV (tổng giá trị đơn hàng) như hiện tại, hệ thống mới sẽ mở rộng đo đạc thêm các tiêu chí liên quan đến chất lượng nội dung và hiệu quả quảng cáo (Ads Suitability). 

Ví dụ, có thể áp dụng các chỉ số như ROI (Return on Investment – tỉ lệ lợi tức đầu tư) và ROAS (Return on Ad Spend – tỉ lệ doanh thu trên chi phí quảng cáo) để so sánh hiệu quả chiến dịch. Theo phân tích từ Motion, tập trung cải thiện yếu tố sáng tạo quảng cáo có thể giúp tăng ROAS lên khoảng 30% so với quảng cáo thông thường. Bên cạnh đó, phân tích Creative Insights của TikTok cho thấy các quảng cáo mang tính giải trí cao được xem lâu hơn gấp 1.3 lần so với quảng cáo bình thường, và video được thiết kế riêng cho TikTok có tỷ lệ xem hoàn thành cao hơn 27% so với quảng cáo tái sử dụng từ nền tảng khác. 

Những kết quả này chứng minh giá trị của Ads Suitability: đâu là content đang win, nội dung chất lượng, thu hút (giải trí, theo kịp trend) sẽ gia tăng tương tác và cơ hội chuyển đổi. Nhờ có dữ liệu insight này, nhóm có thể xác định rõ các yếu tố tạo nên nội dung hiệu quả, từ đó tối ưu ngân sách và hướng dẫn KOC tạo ra video phù hợp, giúp gia tăng GMV, ROI và ROAS cho mỗi chiến dịch.

1.4 Phạm vi áp dụng

2. Đề xuất giải pháp: Xây dựng kho dữ liệu Creative Insights theo ngành hàng để đánh giá hiệu suất KOC dựa trên Ads Suitability

2.1 Kho dữ liệu Creative Insights

Xây dựng kho dữ liệu Creative Insights theo ngành hàng là quy trình hệ thống hóa, lưu trữ và phân tích các ý tưởng, định dạng, thông điệp quảng cáo (creative) đã được chứng minh hiệu quả trên từng ngành sản phẩm giúp chuẩn hoá đánh giá content tạo thước đo “Ads Suitability” đồng nhất, giúp agency và client cùng hiểu và đồng ý về tiêu chí thành côn. 

Creative Insights là những phát hiện quan trọng rút ra sau khi đánh giá hiệu suất của các nội dung quảng cáo (video, hình ảnh, kịch bản). Và Kho dữ liệu theo ngành là cơ sở dữ liệu tập trung, trong đó mỗi record là một creative mẫu kèm metadata (ngành hàng, format, KPI thực tế như CTR/CVR/ROI, scoring “Ads Suitability”). Kho này được phân loại theo ngành (mỹ phẩm, gia dụng, F&B…), cho phép tra cứu, so sánh và tái sử dụng. 

2.2. Tầm quan trọng của kho dữ liệu Creative Insights

Trong bối cảnh TikTok trở thành nền tảng chủ lực cho các chiến dịch KOC tại Việt Nam, việc xây dựng một kho dữ liệu Creative Insights theo ngành hàng không chỉ là công cụ phân tích mà còn là nền tảng chiến lược giúp doanh nghiệp:

  • Tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
  • Lựa chọn KOC phù hợp với thương hiệu.
  • Giảm thiểu rủi ro về hình ảnh và thông điệp.

Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn từ các chiến dịch đã triển khai, mỗi chiến dịch KOC trên TikTok đều cung cấp dữ liệu quý giá về cách thức nội dung sáng tạo ảnh hưởng đến hiệu suất. Việc thu thập và hệ thống hóa các insight như:

Tỷ lệ giữ chân người xem (View-through rate): Các video có thời lượng từ 21–34 giây đạt tỷ lệ giữ chân người xem cao nhất, với trung bình 25% đối với tài khoản có dưới 5.000 người theo dõi. (Nguồn: socialinsider.io+2locowise.com+2Brand24+2socialinsider.io )
Tỷ lệ tương tác (Engagement rate): Tài khoản có dưới 5.000 người theo dõi đạt tỷ lệ tương tác trung bình 10% khi sử dụng mentions, trong khi tài khoản trên 100.000 người theo dõi chỉ đạt 6,5%. (Nguồn: socialinsider.io)

So sánh xuyên ngành & xác định benchmark hiệu suất: Kho dữ liệu cho phép so sánh hiệu suất KOC giữa các ngành hàng khác nhau, giúp xác định các benchmark cụ thể. Việc có benchmark cụ thể giúp doanh nghiệp đặt kỳ vọng hợp lý và điều chỉnh chiến lược nội dung phù hợp với từng ngành hàng:

  • Ngành Thể thao: Tỷ lệ tương tác trung bình 9,2%.
  • Ngành Phi lợi nhuận: 5,2%.
  • Ngành Làm đẹp: 2,7%.
  • Ngành Thực phẩm & Đồ uống: 2,6%.

Ngành Dịch vụ Tài chính: 1,9%. (Nguồn:RANDOM)

Đánh giá định lượng mức độ phù hợp thương hiệu (Ads Suitability): Không phải KOC nào cũng phù hợp với mọi thương hiệu. Ads Suitability trở thành chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của KOC với thương hiệu dựa trên các tiêu chí sau, việc chấm điểm Ads Suitability giúp doanh nghiệp lựa chọn KOC phù hợp, đảm bảo chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro về hình ảnh thương hiệu.

  • Đồng điệu thương hiệu: Mức độ phù hợp về hình ảnh, thông điệp và giá trị cốt lõi.
  • An toàn nội dung: Tránh các nội dung phản cảm hoặc vi phạm chính sách nền tảng.
  • Chuyên môn và độ tin cậy: Kiến thức và trải nghiệm thực tế về sản phẩm/dịch vụ.
  • Phong cách trình bày: Cách kể chuyện, tương tác và thu hút khán giả.
  • Tương thích nền tảng: Định dạng, độ dài và ngôn ngữ phù hợp với nền tảng sử dụng.

Tóm lại, Kho dữ liệu Creative Insights là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp:

  • Hiểu rõ điều gì đang hiệu quả trên thị trường.
  • Lựa chọn đúng KOC, đúng thông điệp, đúng nền tảng.
  • Tối ưu hóa ROI và hạn chế rủi ro truyền thông trong bối cảnh môi trường quảng cáo đang thay đổi từng tuần.

2.3 Cấu trúc kho dữ liệu Creative Insights

Kho dữ liệu có thể triển khai trên Google Sheet, Airtable, hoặc Looker Studio và bao gồm các trường dữ liệu: 

Trường dữ liệu Mô tả
Ngành hàngCác ngành hàng cụ thể như Beauty, F&B, FMCG, Thời trang, Gia dụng, v.v.
Chiến dịchTên chiến dịch và mã chiến dịch, giúp phân loại và theo dõi chiến dịch.
KOC/InfluencerTên KOC/Influencer, ID tiktok
Content type Các loại nội dung như Review, Tutorial, Storytime, Livestream
Chỉ số hiệu suấtCác chỉ số View, Engagement Rate (ER), Save, CTR, Watchtime, View Depth)
Tỷ lệ chuyển đổi GMV, Units sold
Ads Suitability (1–5)Đánh giá mức độ phù hợp của video với thương hiệu (thang điểm từ 1–5).
Feedback ​​Phản hồi của team hoặc thông tin quan trọng khác.
Bảng 2.1 Mô tả các trường dữ liệu của hệ thống Creative Insight

2.4 Đề xuất cấu trúc và quy trình xây dựng

Bước 1: Xác định tiêu chí “Ads Suitability” theo ngành

Dựa trên:

  • Hành vi người tiêu dùng
  • Insight ngành

Tiêu chí đánh giá có thể gồm:

  • Phong cách quay (life-style, review, skit, ASMR…)
  • Concept nội dung (chân thực, hài hước, giải pháp, testimonial…)
  • CTA (Call To Action) rõ ràng hay không
  • Độ dài video phù hợp với ngành (VD: FMCG nên ngắn gọn 15-30s)
  • Thời điểm đăng tải (thời điểm vàng của ngành)

Bước 2: Chuẩn hóa dữ liệu video Ads

Chuẩn hóa dữ liệu video Ads là quá trình hệ thống hóa, gắn nhãn và mã hóa các thông tin liên quan đến từng video quảng cáo do KOC sản xuất và phân phối trên nền tảng TikTok. Việc này nhằm đảm bảo mỗi video đều có một bộ thông tin chuẩn để dễ dàng phân tích, đánh giá và tái sử dụng. Các thành phần dữ liệu cần chuẩn hóa gồm:

Hạng mụcChi tiết thông tin
1. Thông tin phân loại
Ngành hàngFMCG, Thời trang, Làm đẹp, Thực phẩm chức năng, Mẹ & Bé, Công nghệ, v.v.
Định dạng videoReview, Skit, Tutorial, POV, Unbox, Challenge, Talk show
Concept nội dungGiải pháp, Thử thách, Testimonial, Before-After, FOMO, Trending
Phong cách quayLife-style, quay tay, vlog, slow motion, phỏng vấn, hoạt hình
Độ dài video0–15s, 15–30s, Trên 30s
Loại CTAĐặt hàng ngay, Click vào bio, Inbox shop, Truy cập link, Mua tại TikTok Shop
Bảng 2.2 Thông tin phân loại
Hạng mụcChi tiết thông tin
CTR (Click-Through Rate)% người dùng click vào video/CTA
CVR (Conversion Rate)% người dùng thực hiện chuyển đổi sau click
ROASDoanh thu/Chi phí quảng cáo
Doanh thu từ videoTổng tiền hàng bán được từ video
AVWAverage View Time – thời gian xem trung bình
Retention rate% người dùng xem đến 25%, 50%, 75%, 100% nội dung
Bảng 2.3 Chỉ số hiệu suất
Hạng mụcChi tiết thông tin
Tag dữ liệu videoMỗi video được gắn tag: Ngành hàng + Format + CTA + Đối tượn
Gắn KPI hiệu suấtMỗi video được cập nhật CTR, CVR, ROAS, Doanh thu để phân tích hiệu quả
Mục tiêu dữ liệuMỗi video có metadata chuẩn → dễ lọc, tìm kiếm, phân tích, làm dashboard & báo cáo
2.4 Hành động triển khai

Bước 3: Xây dựng Data Platform

Công cụ: Hệ thống Admin Tiktok của Ecomobi

Tính năng cần có:

  • Dashboard theo ngành hàng, thương hiệu, thời gian
  • Chấm điểm Ads Suitability theo thang 1-5 sao dựa trên
  • Bộ lọc linh hoạt: Brand, KOC, Format, KPI, Thời gian
  • Khả năng tối ưu của Video trên trình Tiktok Ads dựa trên thang điểm

Bước 4: Cập nhật định kỳ & quy trình

  • Tần suất: Cập nhật ít nhất 2 lần/tháng
  • Công cụ hỗ trợ: Template Excel chuẩn để tagging & validate dữ liệu nhanh
  • Quy định vận hành: KOC mới phải được leader duyệt trước khi chạy quảng cáo

Bước 5: Training & chia sẻ nội bộ

  • Tổ chức định kỳ: Chia sẻ theo tháng theo từng ngành hàng
  • Nội dung chia sẻ:
    • Mẫu KOC hiệu quả
    • Format content phù hợp
    • Những insight thực tế từ dữ liệu
  • Tài liệu đi kèm: Bộ guideline nội dung phù hợp Ads Suitability theo từng ngành

2.5 Lợi ích kỳ vọng

Rút ngắn thời gian thử nghiệm – tăng tốc ra quyết định:

  • Vấn đề thường gặp: Việc chạy test A/B liên tục các định dạng nội dung, concept, CTA khiến team mất thời gian và tốn ngân sách.
  • Giải pháp khi áp dụng Creative Insight: Có ngay thư viện “nội dung đã chứng minh hiệu quả” theo ngành hàng
    Từ đó giảm số vòng test, rút ngắn thời gian từ “ý tưởng → hiệu quả thực thi”.
  • Kết quả: Tiết kiệm chi phí test, ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.

Cá nhân hoá content hiệu quả theo từng nhóm khách hàng mục tiêu:

  • Insight từ hệ thống dữ liệu: Biết được nhóm content nào phù hợp với từng đối tượng cụ thể (VD: nữ 25–34 quan tâm beauty → ưu tiên format review nhẹ nhàng + CTA inbox)
  • Team Ads làm được gì: Chủ động brief content chuẩn hơn, Retarget hiệu quả hơn theo hành vi từng nhóm khách hàng
  • Kết quả: Tăng tỷ lệ chuyển đổi (CVR), Giảm CPA (cost per acquisition)

Tăng độ chính xác trong việc xây dựng creative brief:

  • Trước đây: Brief KOC/content team dựa theo cảm tính hoặc case rải rác
  • Giờ đây: Có hệ thống báo cáo định dạng content theo KPI hiệu suất → xây dựng brief theo dữ liệu (data-driven brief)
  • Kết quả: KOC dễ hiểu & dễ triển khai, Nội dung nhất quán và hiệu quả hơn

Dễ dàng scale chiến dịch theo mô hình “content đã được kiểm chứng”:

  • Nhờ hệ thống đánh giá content theo ngành hàng: Media team có thể chọn đúng video để scale ngân sách, Content team có thể nhân rộng format tương tự cho các brand cùng ngành
  • Kết quả: Dễ scaling ngân sách mà không cần tạo lại nội dung mới từ đầu, Giảm rủi ro khi tăng ngân sách đột ngột

Tối ưu phối hợp giữa Media – Content – KOC team:

  • Hiện trạng: Các team thường hoạt động tách rời, thiếu ngôn ngữ chung
  • Khi có Creative Insight Platform: Mọi người cùng xem 1 dashboard dữ liệu, Có bộ khung đánh giá chung giúp “nói cùng một ngôn ngữ”
  • Kết quả: Quy trình phối hợp trơn tru hơn; Giảm xung đột, tăng tốc độ sản xuất và triển khai content
Kỳ vọng từ team AdsGiải pháp khi áp dụng hệ thống dữ liệu
Tăng tốc thời gian ra quyết định nội dungDựa vào data mẫu content hiệu quả theo ngành
Viết brief rõ ràng, ngắn gọn, có dữ liệu hỗ trợSử dụng chỉ số hiệu suất & tiêu chí Ads Suitability đã chuẩn hoá
Dễ dàng nhân rộng chiến dịchLọc content proven-successful để scale hoặc tái sử dụng
Giảm sai sót và tối ưu phối hợp giữa các bộ phận nội bộCùng nhìn dữ liệu dashboard – hiểu content dưới góc độ media + content
Tăng hiệu suất chuyển đổi & giảm chi phí quảng cáoCá nhân hóa content theo insight người dùng từng ngành hàng cụ thể
Bảng 2.5 Tổng kết vai trò và kỳ vọng nội bộ
Kỳ vọng từ nhãn hàngBạn có thể đáp ứng bằng cách
Tối ưu nội dung phù hợp thương hiệuThiết lập tiêu chí Ads Suitability và hệ thống tagging chuẩn hóa
Tăng hiệu suất chiến dịch quảng cáoPhân tích dữ liệu để ưu tiên nội dung hiệu quả
Tối ưu chi phí – tăng doanh thuLoại trừ nội dung kém, scale nội dung tốt
Triển khai KOC nhanh và chất lượngXây dựng thư viện content & guideline mẫu hiệu quả
Báo cáo minh bạch, dễ hiểu cho brand teamSử dụng dashboard tự động và công cụ visualization dữ liệu
Bảng 2.6 Vai trò của Creative Insight trong mắt nhãn hàng

Kết luận

Tóm lại, kho dữ liệu Creative Insights theo ngành là “bộ não” vận hành, giúp team PMO trên TikTok Affiliate chuyển từ làm thủ công, cảm tính sang quy trình dữ liệu‑driven, tập trung vào những yếu tố thực sự tạo ra kết quả. Đây chính là hiện thân của tinh thần “Less Is More”: bỏ bớt những thao tác lãng phí, chỉ giữ lại những creative đã được chứng minh, để bứt phá hiệu suất chiến dịch. Việc tập trung vào những yếu tố then chốt—thay vì lan man—sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, nâng cao trải nghiệm khách hàng và củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị số.

Team: Wing Không Gờ

Related Posts