Rối loạn tâm thần nơi công sở, lây hay không?

(Bài viết được tham khảo từ Workshop Trải nghiệm nhân viên do VNHR tổ chức: LINK)

Trong xã hội ngày nay, khi mà sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm ngang bằng với sức khỏe thể chất, chúng ta có thể gọi tên những căn bệnh tâm lý ấy nhờ sự hiểu biết từ sách báo, các tài liệu khoa học và tin tức trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta khi mắc bệnh về tâm thần cũng dễ dàng phát hiện ra và chấp nhận điều đó.

Trước hết, ta cùng tìm hiểu xem, rối loạn tâm thần là gì?

Theo Medlatec, rối loạn tâm thần là nhóm bệnh chỉ chung cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, hành động của con người. Một số ví dụ bệnh rối loạn tâm thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện,…

Nhiều người cho rằng RLTT là các nhóm bệnh mà chỉ những người sống trong môi trường độc hại, từng bị tổn thương rất mạnh về măt cảm xúc, hoặc những người từng bị chấn thương mới dễ mắc phải. Tuy nhiên, tất cả chúng ta dù là trẻ nhỏ hay người già, đều có thể là nạn nhân của RLTT.

Thiệt hại do RLTT gây ra tại công sở

Những nguyên nhân chính gây ra RLTT nơi công sở

Lý do thường thấy gây ra RLTT nơi công sở bao gồm:

  • Nội dung công việc: Độ đa dạng lớn, khối lượng lớn ngoài khả năng của người lao động
  • Lịch làm việc: Làm ca đêm triền miên, giờ làm việc quá dài
  • Áp lực về việc phát triển sự nghiệp: Mức lương trả không tương xứng với công sức, cảm giác không có vai trò, không được coi trọng trong tổ chức, thăng tiến quá chậm hoặc quá nhanh
  • Văn hóa tổ chức: Không có mục tiêu rõ ràng, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp, bị quấy rối, bắt nạt,…

RLTT nơi công sở, lây hay không?

Theo tổ chức Mayo Clinic, bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây nhiễm, gây ra bởi các mầm bệnh là virus, vi khuẩn, nấm…, xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. 

Thực tế không có loại virus nào gây ra RLTT. Do đó, RLTT KHÔNG phải là bệnh có lây nhiêm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, cảm xúc chính là thứ có thể lây cho nhau. Khi bạn làm cùng một người đồng nghiệp chia sẻ nhiều câu chuyện tiêu cực, hoặc tạo ra nhiều năng lượng tiêu cực, bạn vô tình sẽ bị những câu chuyện, năng lượng đó ảnh hưởng tới tâm trạng của mình. Sự đồng cảm giữa những người đồng nghiệp là cảm xúc thiết yếu khi ta làm việc chung, đồng nghiệp cũng chính là người mà ta tiếp xúc nhiều nhất mỗi ngày, nhiều khi sự đồng cảm đó vô tình gây ra ảnh hưởng không tốt tới bản thân bạn.

Để hạn chế những cảm xúc tiêu cực tại nơi công sở, cũng như phòng tránh RLTT nơi công sở, mỗi chúng ta hãy quan tâm tới bản thân bằng cách gia tăng các hoormone hạnh phúc: dopamin, serotonin, oxytocin và endorphin bằng cách

  • Chơi các bộ môn thể thao có ghi nhận thành tích
  • Thiền định, phơi nắng, ghi và xem lại các khoảnh khắc hạnh phúc, vui vẻ
  • Chơi cùng thú cưng, trẻ con, tăng tương tác giao tiếp xã hội qua những clb yêu thích độc lập với lĩnh vực kinh doanh, tăng tương tác nơi làm việc, làm từ thiện,…
  • Thưởng thức âm nhạc, hương thơm, những chuyện vui, luôn biểu đạt lòng biết ơn

Trong cuộc sống, đặc biệt là tại công sở, chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều người mang nhiều tính cách, cách làm việc khác nhau, do đó sự hợp tác giữa người với người cũng đem lại những cảm xúc khác nhau, không tránh khỏi bị “lây nhiễm” năng lượng tiêu cực. Do đó, hãy luôn quan tâm và thương yêu bản thân để mỗi ngày đi làm của chúng ta đều là một ngày hạnh phúc và có giá trị!

Related Posts