POWER OF WORDS Quyền năng ngôn từ !!!

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Vì sao và làm thế nào để nói đúng lúc, đúng nơi?

Hình ảnh minh hoạ

1. Nếu bạn muốn điều chỉnh lời nói của mình bạn phải bắt đầu bằng cách điều chỉnh “vùng” chứa lời nói của mình trước.

Đó là sự điều chỉnh thái độ và những suy nghĩ trong đầu bạn.

Nếu bạn muốn nói những lời sâu sắc phải là người sâu sắc

Nếu bạn muốn nói một cách thuyết phục phải là người đáng tin cậy

2. Nhìn nhận bản thân bằng chính đôi mắt của mình. Không qua con mắt của người khác

Nếu bạn muốn hiểu rõ con người thật của mình chúng ta phải loại bỏ các quy tắc và quy định đã được thấm nhuần trong chúng ta từ thời thơ ấu.

Bỏ qua câu chuyện : “Tôi là người tốt” hoặc “Tôi lịch sự”

Nhưng chúng ta phải là con người thật của mình. Đối diện với con người thật của mình.

3. Hãy là nhân vật chính trong cuộc đời bạn.

Sống theo nhu cầu mục tiêu của riêng bạn chứ không phải là mong muốn của người khác hoặc thay đổi phù hợp với mong đợi trong xã hội. Nhìn lại đi nào xem bản thân mình muốn gì đầu tiên ?

Cuộc sống là theo đuổi những ham muốn, ước mơ của bạn với tiêu chuẩn riêng của bạn.

4. Quan trọng là biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.

Hãy tư duy, kết nối suy nghĩ để xem cấu trúc của mọi cảm xúc, hiểu chúng và buộc bản thân không trở thành nô lệ cho cảm xúc của mình.

5. Mọi người đều có quan điểm khác nhau theo lập trường riêng từng người.

Nếu bạn muốn hiểu người khác nhiều hơn. Trước tiên, dẹp tạm quan điểm của bản thân và thử đứng vào “góc nhìn” của người khác.

6. Không đùa đâu !!! Thử trải nghiệm chiều sâu lời nói của người sắp chết.

Vì người đối mặt với cái chết sẽ thấy giá trị cuộc sống nhiều hơn.

Đó là viễn cảnh mà những người chưa thực sự cận kề cái chết sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy được.

Vì vậy, hãy thử trải nghiệm chiều sâu của việc nói và nghe của 1 người không có nhiều thời gian để có thể tóm gọn nội dung, ý nghĩa của việc truyền đạt.

7. Tìm những “khoảng trống” để tạo từ mới.

Ví dụ: Nếu chúng ta có thể nhìn thấy những điểm đáng ngưỡng mộ của một người mà chưa ai từng nhìn thấy. Hãy tạo ấn tượng tốt với người đó bằng lời khen. Hoặc thậm chí ngược lại là chê trách/góp ý khi chúng ta thấy điểm cần thay đổi.

Hãy nhớ rằng, sử dụng từ ngữ trong lời nói rất quan trọng. Nhưng nội dung bạn cần truyền đạt mới là điều quan trọng nhất.

8. Nếu bạn muốn thứ gì đó thì đầu tiên, hãy học cách cho đi

Trong việc sử dụng lời nói cũng không khác gì. Nếu bạn muốn hiểu được suy nghĩ của người khác. Trước hết chúng ta phải dỏng tai để lắng nghe cẩn thận những gì người ta nói.

Khi chúng ta lắng nghe cẩn thận thì đối phương cũng sẵn sàng nói.

Khi chúng ta chú ý việc lắng nghe, thì đối phương cũng sẽ cẩn trọng trong từng lời nói.

9. Khi bạn bị bàn tán sau lưng. Hãy xem như là gió bay đi và để lại lời nói ở lại với người nói.

Nhưng nếu lời nói đúng và hợp lý thì hãy chấp nhận.

Nhưng nếu đó là mục đích xấu, hãy bỏ qua nó.

10. Nếu bạn hài lòng với những gì mình đang có thì bạn sẽ không muốn đòi hỏi.

Do đó, việc hỏi là biểu hiện của những người chỉ muốn học hỏi và phát triển bản thân.

11. Tìm khoảng cách/ thời gian thích hợp để hỏi và nói chuyện.

Bởi vì nếu bạn định hỏi quá nhiều hoặc tỏ ra quá quan tâm đến đối phương. Có thể khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Nhưng cũng đừng nói lòng vòng quá nhiều khiến đối phương không hiểu.

Do đó, việc tìm đúng điểm giữa là rất quan trọng.

Điều này không dễ thực hiện nhưng có thể tập dần qua các cuộc đối thoại.

12. Nói nhẹ nhàng và bình tĩnh.

Nếu đối phương không hiểu thì từ từ tìm cơ hội để nói lại. Đừng tấn công đối phương quá mạnh.

Nó giống như việc dạy nếu người nghe không hiểu. Hãy quay lại nói 1 lần nữa vào ngày mai.

13. Ba nguyên tắc quan trọng khi nói là:

Có sự cân nhắc, lý luận và thể hiện tính thực tế.

Bởi vì lời nói chỉ trọn vẹn khi chúng được đưa vào thực tế mà thôi.

Không phải là lời nói đầu môi, nói rồi không làm được.

14. Lời nói chỉ là phương tiện giao tiếp. Điều quan trọng hơn đó là sự chia sẻ tâm tư/suy nghĩ của hai bên.

Đúng là lời nói rất quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là chia sẻ ý định nói từ con tim.

Vì vậy, bạn có thể quên lời nói của người đang nói chuyện với mình. Nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được cảm xúc và ý định trong những lời nói đó.

Cũng như bạn có thể đã quên mất sự xuất hiện của rượu vang trong bữa tiệc. Nhưng bạn vẫn nhớ rõ hương vị đậm đà, êm dịu của nó.

15. Nếu bạn muốn có khả năng nói tốt hãy là một người biết lắng nghe và trình bày.

MC thường lắng nghe nhiều hơn nói. Nhưng người ta gọi đó là người điều khiển cuộc trò chuyện diễn ra trên sân khấu. Tổ chức các vấn đề thảo luận, chuyển chủ đề, tóm tắt và cắt đoạn để bám sát kế hoạch. Và tiếp tục làm cho mọi người vui vẻ khi xem.

Hãy tập làm MC. Nếu bạn muốn trở thành người truyền đạt giỏi.

Hãy nói có trách nhiệm và đừng quên trách nhiệm với lời nói của bạn.

Related Posts