NSDLĐ có được quyền chấmdứt HĐLĐ với NLĐ nữ mang thai khi hết hạn không?

Theo quy định của BLLĐ 2019, HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn nếu các bên không có thỏa thuận và nhu cầu tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động, trừ trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ, pháp luật lao động bắt buộc phải gia hạn HĐLĐ đã giao kết cho đến hết nhiệm kỳ.

Ngoài ra, BLLĐ 2019 cũng có quy định về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc ưu tiên giao kết HĐLĐ mới với NLĐ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng khi HĐLĐ hết hạn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng pháp luật về lao động chỉ đề cao việc NSDLĐ “ưu tiên” thỏa thuận với NLĐ nữ mang thai hoặc đang nghỉ thai sản trong việc giao kết HĐLĐ mới, chứ không “bắt buộc” các bên phải tiếp tục mối quan hệ lao động bằng việc giao kết HĐLĐ mới.

Như vậy, nếu NLĐ nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ của mình, khi HĐLĐ hết hạn và các bên không có nhu cầu tiếp tục giao kết HĐLĐ mới, HĐLĐ hết hạn sẽ đương nhiên chấm dứt.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được xem là trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp, để đảm bảo việc chấm dứt HĐLĐ do hết hạn đúng quy định của pháp luật về lao động, NSDLĐ phải gửi thông báo bằng văn bản cho NLĐ nữ đang mang thai hoặc nghỉ thai sản đó biết về việc chấm dứt HĐLĐ khi HĐLĐ hết hạn.

Nội dung của thông báo cần nêu rõ HĐLĐ sẽ chấm dứt vào ngày HĐLĐ hết hạn, và NSDLĐ không có nhu cầu tái ký HĐLĐ với NLĐ đó. Bên cạnh đó, NSDLĐ cũng phải thanh toán tất cả các khoản có liên quan đến quyền lợi của NLĐ trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ (hoặc có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày trong một số trường hợp mà pháp luật về lao động cho phép). Sau cùng, NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận và hoàn trả cho NLĐ sổ BHXH: và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đang nắm giữ của NLĐ (nếu có).

Related Posts