Nếu được chọn những quyển sách đọc để tâm an hơn , thì đây sẽ là 4 quyển mình ưu tiên
“ Child of Tibet” – nếu ai chưa đọc thì mình khuyên là nên đọc đi nha. Sau khi đọc xong mình cảm phục Soname lắm, người phụ nữ mạnh mẽ, không ngã gục trước khó khăn cũng đầy lạc quan trong cuộc sống.
Người phụ nữ đầy nghị lực để tìm cuộc sống tốt hơn, Soname phải trốn chạy và leo qua núi Everest- phải đối mặt với miệng đời khi sống trong một xã hội đầy người áp đặt những “quy chuẩn “ cho phụ nữ.
Đọc xong mình cũng thích thú hơn với phong tục văn hoá của người Tibet – đức tin của họ vào Phật- và bối cảnh Tibet lúc bấy giờ .
Cuộc sống có khó khăn thì cũng chỉ là khoảnh khắc, và khoảnh khắc thì sẽ qua nhanh!!
“Chúng ta giống nhau nhiều hơn là khác !”
Câu nói trong những trang đầu của quyển sách “ Tôi Biết Tại Sao Chim Trong Lồng Vẫn Hót” của tác giả Maya Angelou làm mình suy nghĩ sâu sắc.
Đúng vậy, chúng ta đều sinh sống trên trái đất này, đều có những bộ phận cơ thể như nhau.
Tuy là có người to mập, có người cao thấp, có người bé nhỏ, có người được gọi là “đẹp “ hoặc “xấu “. Nhưng chẳng phải nhìn chung chúng ta đều là con người, đều có những cái giống nhau trong cuộc sống này như gia đình để yêu thương, có những người làm ta lo lắng, có những thứ chúng ta muốn theo đuổi hết cả đời sao?
Nhìn lại những gì đang xảy ra ở Ukraine và Nga, tôi tự hỏi phải chi họ nhìn thấy được những cái giống nhau để sống hoà bình hơn là cố đi tìm điểm khác nhau thì có phải tốt hơn không!
“The happiness refugee “ làm cho tôi thấy được phần nào bối cảnh nước ta thời chiến, thấy được tuổi thơ qua những trò chơi và cách giáo dục của gia đình người việt, thấy được cái chung của đứa con xa xứ phải bắt đầu cuộc sống dựa vào bản thân. Quan trọng hơn là thích lối viết hài hước lạc quan của Anh Đỗ.
“Stop Thinkig Start Living” là một quyển sách nói về con người chúng ta bị những suy nghĩ, đặc biệt là suy nghĩ không lạc quan, tiêu cực ảnh hưởng như thế nào. Đứng ở góc độ tâm lý học đi giải thích con người và bộ não của ta. Đọc xong thấy mình cũng biết cách kiềm chế những suy nghĩ không đi đến đâu “ nghĩ vớ nghĩ vẩn, nghĩ lo xa”.
Cách dùng từ của hai quyển đều đơn giản, dễ nhai, nên các bạn đừng ngại đọc nhé!