Nghịch lý fredkin và ứng dụng trong kinh doanh

Nghịch lý Fredkin là một hiện tượng tâm lý thú vị, chỉ ra rằng con người thường mất nhiều thời gian và công sức hơn để đưa ra quyết định giữa hai lựa chọn gần như tương đương nhau về giá trị hoặc lợi ích. Điều nghịch lý là khi sự khác biệt càng nhỏ, quá trình ra quyết định lại càng khó khăn và tốn kém về mặt cảm xúc.

Trong kinh doanh, tình trạng bội thực lựa chọn khiến khách hàng mệt mỏi, và nhà khoa học Ravi Dhar đã phát hiện ra rằng: khi các lựa chọn tương đương xuất hiện quá nhiều, người ta có xu hướng không chọn phương án nào. Do đó, khi bán hàng, doanh nghiệp có thể cố gắng giảm bớt số phương án lựa chọn và thiết kế sự khác biệt rõ ràng về giá cả giữa các sản phẩm nhằm giúp khách hàng dễ dàng nhận diện lựa chọn phù hợp. Thay vì phải tự tìm kiếm và đánh giá điểm khác nhau, khách hàng nay đã có sự khác biệt về giá làm tiêu chí phán xét. Ngoài ra, việc đưa thêm một phương án “chim mồi” hoặc gói khuyến mãi đặc biệt cũng giúp giảm bớt sự do dự, thúc đẩy quá trình chốt đơn nhanh hơn. Đây là một chiến thuật tinh tế giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Related Posts