Lời khuyên về kiểm thử dành cho Tester mới

Các bạn tester mới sẽ có rất nhiều câu hỏi về kiểm thử phần mềm và công việc thực sự mà họ sẽ thực hiện là gì? Là một tester mới, các bạn nên biết về những thực tế nhất định trong nghề kiểm thử phần mềm này.

Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp bạn hiểu và phát triển hơn trong ngành kiểm thử phần mềm :

1. Hiểu rõ về ứng dụng của bạn

Không bắt đầu kiểm thử khi bạn chưa hiểu rõ về các yêu cầu của ứng dụng. Nếu bạn kiểm thử mà không hiểu rõ về các yêu cầu, bạn sẽ không xác định được liệu chương trình đã thực hiện đúng với thiết kế, yêu cầu hay chưa. Bạn cũng không xác định được liệu chức năng có bị lỗi chỗ nào không? Hiểu thật rõ yêu cầu trước khi bắt đầu kiểm thử là điều bắt buộc đối với mỗi tester.

2. Hiểu rõ về lĩnh vực mà bạn kiểm thử

Bạn nên có những kiến thức về lĩnh vực mà bạn đang kiểm thử. Hiểu rõ về lĩnh vực bạn đang kiểm thử sẽ giúp bạn đưa ra được những phán đoán về phần mềm tốt hơn, hướng giải quyết bug rõ ràng hơn. Đừng chỉ dừng lại ở việc log bugs mà hãy nên đưa ra cả những giải pháp. Có kiến thức về lĩnh vực bạn đang kiểm thử cũng sẽ giúp bạn thiết kế testcase tốt hơn với độ cover tốt đa nhất có thể.

3. Không giả định trong kiểm thử

Không bắt đầu kiểm thử với suy nghĩ rằng: “phần mềm này sẽ không có lỗi”. Là một tester, công việc của bạn là luôn tìm kiếm lỗi.

4. Bạn không thể đảm bảo một ứng dụng sẽ không có lỗi

Cho dù bạn đã thực hiện kiểm thử nhiều như thế nào, chạy hết bộ testcase bạn cũng không thể đảm bảo 100% rằng ứng dụng đã hết lỗi. Cố gắng tìm ra càng nhiều lỗi càng tốt nhưng cần ưu tiên vào các chức năng quan trọng và luồng cơ bản. Luôn nỗ lực nhiều nhất để làm ra những sản phẩm tốt nhất.

5. Luôn học hỏi các công nghệ mới

Công nghệ ngày càng phát triển, nó phát triển từng ngày, mỗi ngày đều có nhiều điều mới mẻ. Nếu chúng ta không cập nhật thông tin thì chúng ta sẽ tụt hậu. Do vậy, chúng ta phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nổ lực tìm kiếm, cập nhật mọi sự thay đổi để phục vụ cho công việc, lĩnh vực mà chúng ta đang ngày đêm gắn bó cùng nó. Bạn phải sẵn sàng chuyển đổi và nhìn nhận ở các góc độ khác nhau.

6. Luôn đặt câu hỏi

Đặc thù của công việc kiểm thử là phải luôn luôn đặt câu hỏi để bạn hiểu rõ và đúng về yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, để bạn trao đổi với đồng nghiệp một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn có nhiều câu hỏi hơn, nhiều sự cố hơn, nhiều câu trả lời hơn, thì bạn sẽ có một sản phẩm chất lượng hơn.

Là một tester, bạn khám phá mọi thứ bằng cách đặt ra các câu hỏi cho chính mình và cho những người khác. Trong trường hợp bạn không hiểu logic hoặc bất cứ vấn đề nào đó về yêu cầu của sản phẩm hãy luôn mạnh dạn đặt câu hỏi với BA, với Dev, với đồng nghiệp, với chính mình, bất cứ ai có thể giải thích được những vấn đề thắc mắc của mình. Hãy luôn đặt những câu hỏi trong đầu để suy nghĩ ra những trường hợp có thể xảy ra bug.

7. Hãy nghĩ như một end-user

Đừng chỉ nghĩ dưới góc độ của một người làm kĩ thuật mà hãy suy nghĩ như khách hàng hoặc end-user. Kiểm thử ứng dụng của bạn như một end-user. Hãy suy nghĩ xem một end-user sẽ sử dụng ứng dụng như thế nào. Kĩ thuật của bạn, cộng thêm suy nghĩ của một end-user sẽ giúp cho ứng dụng của bạn trở nên thân thiện và được người dùng đón nhận. Đây là lời khuyên đầu tiên mà tôi nhận được từ test lead của tôi khi tôi là một new tester.

8. Xây dựng một mối quan hệ tốt với các thành viên trong team

Là một tester, bạn sẽ giao tiếp rất nhiều với các thành viên trong team, đặc biệt là developer. Sẽ có nhiều tình huống mà tester và developer sẽ mẫu thuẫn, bất đồng quan điểm. Bạn sẽ cần có những kĩ năng để xử lí các tình huống như vậy mà không làm mối quan hệ xấu đi hoặc ảnh hưởng đến công việc chung . Nếu bạn sai, bạn nên thừa nhận nó. Nếu bạn đúng, hãy giải thích. Không mang cảm xúc cá nhân vào công việc, test hay dev cũng đều hướng tới một sản phẩm tốt hơn.

9. Học hỏi từ những sai lầm

Là một người mới, bạn sẽ phạm sai lầm ( vd: thiếu case , chưa test hết scope …). Hãy sử dụng những sai lầm này như kinh nghiệm học tập của bạn. Đó có thể là một tình huống mà bạn không lường hết được, tuy nhiên đừng tự trì trích mình quá nhiều mà hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, nguyên nhân vì sao bạn không phát hiện ra bug và tránh các lỗi tương tự trong tương lai. Nếu cần thiết hãy thay đổi các quy trình kiểm thử mà bạn đang tuân theo để đạt được kết quả tốt nhất.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *