Nếu như ở hai bài trước đã đề cập về sức mạnh của KOC và cách để vận dụng hiệu quả. Hay lợi ích và rủi ro khi book KOC/KOL. Bài viết này sẽ đề cập đến sự khác biệt giữ KOL/KOC và Brand Ambassador.
Nếu như KOC/KOL chỉ đơn giản là người có sức ảnh hưởng vừa và nhỏ thì Brand Ambassador ở mức quy mô lớn hơn rất nhiều.
Brand Ambassador còn được gọi là đại sứ thương hiệu
Đại sứ thương hiệu đơn giản là những người nổi tiếng được tổ chức doanh nghiệp thuê quảng bá thương hiệu. Một Brand Ambassador chuyên nghiệp phải biết cách thúc đẩy nhận diện thương hiệu với khách hàng. Từ đó, hỗ trợ cải thiện doanh số bán hàng.
Các đại sứ thương hiệu thường sở hữu lượng fan hâm mộ lớn, họ là người hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, quảng bá thương hiệu. Mỗi đại sứ thương hiệu không chỉ làm nhiệm vụ thu hút người tiêu dùng mà còn liên kết với thương hiệu về mặt hình ảnh.
Brand Ambassador đại diện cho bản sắc thương hiệu trên phương diện hình ảnh. Chính vì vậy người được chọn làm đại sứ thương hiệu phải thể hiện mức độ chuyên nghiệp trong công việc lẫn đạo đức.
Mức độ cần thiết và chi phí cho KOL, KOL và Brand Ambassador
Nhận định rõ về mục tiêu chiến dịch đại diện thương hiệu sẽ giúp nhãn hàng đẩy mạnh doanh số, tăng độ nhận diện cũng như giúp quảng bá hình ảnh tốt hơn.
Đối với những bạn Brand Ambasssador cần hiểu rõ và độ nổi tiếng, tạo lòng tin cho fan, cũng như giúp brand đẩy mạnh hình ảnh để quảng bá cho Brand một cách tốt nhất có thể. Với những Brand Ambassador có sức ảnh hưởng lớn như: Jisoo, Lisa,… chỉ cần một tấm ảnh cũng giúp cho Brand có thể đạt mức tiêu thụ gấp 2 lần tại thời điểm đó.
Tiêu chí Brand Ambassador
* Định nghĩa:
– Người nổi tiếng, đại diện cho thương hiệu, có những hiểu biết và ảnh hưởng chuyên sâu về doanh nghiệp.
* Mối quan hệ hợp tác: Dài hạn.
Động cơ Cam kết theo hợp đồng Hợp tác dựa trên lợi ích về Profile, tài chính.
* Phạm vi tham gia vào quảng cáo:
Sâu hơn, được tham gia vào những quảng cáo lớn. Được tham gia vào các chiến dịch cụ thể.
*Mục tiêu:
– Thắt chặt Brand Loyalty, thúc đẩy doanh số hàng bán. Thu hút khách hàng mới, tăng độ nhận diện tập trung vào mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể.
*Mức độ liên quan:
– Hiểu biết tương đối sâu sắc về đặc tính của doanh nghiệp.
Tùy vào từng mục đích và ngân sách mà doanh nghiệp cần lựa chọn đúng đối tượng KOL, KOC hay Brand Ambassador cho các hoạt động Marketing của mình. Việc lựa chọn sai đối tượng có thể dẫn đến những kết quả không như kỳ vọng và ngược lại, lựa chọn đúng sẽ giúp tối ưu ngân sách, nguồn lực, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp