Issue Tree: Xác Định và Giải Quyết Vấn Đề Không Trùng Lặp, Không Bỏ Sót (PART 1)

1. Issue Tree là gì ?

Theo cách hiểu đơn giản nhất của người viết, Issue Tree là một sơ đồ được trực quan hóa để cách chia nhỏ một vấn đề lớn (issue) thành nhiều vấn đề nhỏ hơn (sub-issues). Từ đó chúng ta sẽ dễ quản lý và đưa ra giải pháp cho từng vấn đề, không trùng lặp, không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào, góp phần giải quyết vấn đề tổng thể.

2. Lợi ích của Issue Tree

  • Phân tích có hệ thống/bản đồ (Systematic analysis/map): Issue Tree định hướng hướng phân tích vấn đề một cách có hệ thống, chia nhỏ vấn đề thành các phần cấu thành, →  xem xét kỹ lưỡng từng khía cạnh và hiểu được ý nghĩa của vấn đề.
  • Quản lý hiệu quả các vấn đề phức tạp (Managing complexity): Issue Tree giúp tổ chức và trực quan hóa mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của một vấn đề lớn.
  • Sự ưu tiên (Prioritization): Issue Tree giúp đánh giá tầm quan trọng và tác động của từng vấn đề → xác định vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức.
  • Đưa đến các giải pháp (Generating solutions): Issue Tree tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra các giải pháp hoặc chiến lược tiềm năng cho từng vấn đề.

⇒ Tóm lại, Issue tree là một “bản đồ” của vấn đề, giúp ta tìm ra và quản lý từng vấn đề, từ đó ưu tiên những gì quan trọng để giải quyết vấn đề đó hiệu quả hơn. 

3. Cấu trúc của Issue tree

– Top Level Issue (Root Question): Đây là vấn đề hoặc câu hỏi chính cần được giải quyết

– Sub-issues (Branches): Bên dưới vấn đề chính là các nhánh (branches) đại diện cho các danh mục chính của vấn đề.

– Further Sub-issues (Sub-branches): Mỗi nhánh có thể được chia nhỏ thành các vấn đề phụ cụ thể hơn (Sub-branches).

Ví dụ: “Một công ty B quy mô hộ gia đình với 3 thành viên, kinh doanh sản phẩm 3 dòng sản phẩm bánh ngọt. Trong 6 tháng gần đây, lợi nhuận của công ty B đang bắt đầu giảm nhẹ, cách nào để cải thiện lợi nhuận?”

Giả sử, công ty B thiết kế cây vấn đề theo cấu trúc như sau: 

Giải pháp trước mắt, tăng doanh thu, giảm chi phí.

Trong trường hợp này, công ty nhận ra rằng chi phí cho sản phẩm A đã tối ưu, không thể giảm thêm được nữa nên chỉ còn cách tập trung vào tăng doanh thu. Sẽ có 2 giải pháp mà họ quan tâm: Tăng giá cho mỗi sản phẩm HOẶC tăng số lượng sản phẩm bán ra. 

Trên thực tế, sẽ có nhiều hướng xây dựng Issue Tree. Mỗi Issue Tree khác nhau sẽ đưa ra cách phân tích và giải quyết vấn đề khác nhau cho cùng một vấn đề. Việc phân tích vấn đề theo đúng hướng để giải quyết triệt để vấn đề đó là cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, chúng ta nên xây dựng Issue Tree dựa theo nguyên tắc nhất định để vạch ra tất cả các khả năng xảy ra vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả. 

Trong phần tiếp theo, người viết sẽ trình bày về Nguyên tắc xây dựng Issue Tree và các ví dụ cụ thể. Mời quý vị đọc tiếp TẠI ĐÂY

Related Posts