HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ “BRIEF”?

Brief là gì? Vai trò quan trọng của Brief trong Marketing

Brief đóng vai trò như kim chỉ nam dẫn dắt chiến dịch Marketing đến thành công, bạn ấy là một tài liệu cung cấp và tóm tắt các yêu cầu, hướng dẫn cho một chiến dịch quảng cáo hoặc tiếp thị , mục tiêu và vô số các thông tin quan trọng liên quan đến chiến dịch được gửi từ khách hàng (Client) đến agency hoặc cung cấp cho các đội ngũ đầy nhiệt huyết để thực thi chiến dịch. Brief cần chứa đựng các thông tin quan trọng nhưng phải cô đọng và ngắn gọn để các nhà Marketing thực hiện một cách trọn vẹn cho khách hàng của họ.

Tại sao cần Brief cho các chiến dịch Marketting?

Những yếu tố để tạo nên Brief vô cùng hấp dẫn bạn cùng tôi tìm hiểu nhé!

  • Đảm bảo sự thống nhất: Brief là người bạn giúp các bên tham gia chiến dịch hiểu rõ mục tiêu, ngân sách, các thông tin chính, thời hạn,… Nhờ bạn ấy, mọi người cùng chung tay thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả và có những hướng đi tránh sai sót.
  • Tăng hiệu quả của chiến dịch: Có thể bạn chưa biết Brief giúp nhận diện rõ các thành công của chiến dịch, trong đó có KPI như GMV, Click, View, EGM,… Vì vậy, đội ngũ thực hiện chiến dịch sẽ tập trung vào các hoạt động cần thiết để mang lại hiệu suất cao, tiết kiệm được ngân sách và nhân lực.
  • Tránh phí phạm thời gian và chi: phí Được tạo ra để tiết kiệm thời gian và chi phí, Brief đóng vai trò quan trọng trong việc đó. Nếu thiếu bạn ấy thì sẽ phát sinh những sai lầm không đáng có dẫn đến thời gian sẽ bị mất đi khá nhiều và chiến dịch càng tốn thêm nhiều chi phí, tránh trường hợp làm những việc không cần thiết và đảm bảo chiến dịch sẽ hoàn thành đúng tiến độ và hợp lý.
  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng Brief đã không ngại để làm việc này, với lối chuyên nghiệp ngắn gọn nhưng dễ hiểu, khi khách hàng nhìn vào họ cảm thấy an tâm vào sự thành công của chiến dịch.

Nội dung chính của một Brief Marketing

Chúng ta đã đi tìm hiểu và biết được Brief là gì, vai trò và tại sao lại cần người bạn quan trọng đó  .Nhưng nội dung chính phải có trong Brief bạn biết chưa?

  • Lịch trình (Timeline): Đầu tiên ta cùng đến với Timeline. Đáng nói ở đây là bạn ấy lập kế hoạch vô cùng chỉnh chu, chi tiết thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các mốc quan trọng cần thiết khác cho chiến dịch.
  • Affiliate trên platform: Khi thực hiện chiến dịch Marketing Affiliate trên platform, bạn Brief có các thông tin như:

 Mô tả dễ hiểu các quy tắc và điều khoản của platform mà chiến dịch đang thực thi.

Liệt kê các công cụ và tài nguyên mà platform cung cấp cho bên đội ngũ Affiliate.

Mô tả các cách thức hỗ trợ từ platform cung cấp cho bên đội ngũ Affiliate

  • Creative Guideline: Trong Brief, Creative Guideline là bản đồ dẫn đường cho các sản phẩm đều có phong cách riêng, từ đó giúp khách hàng dễ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu đó.

Kích thích mọi giác quan nghe nhìn của khách hàng tạo ấn tượng mạnh mẽ cho họ.

Giúp đội ngũ sáng tạo thoả sức đam mê, tạo ra những sản phẩm “bá đạo” phù hợp với tiêu chí chiến dịch.

Không cần mất quá nhiều thời gian để thống nhất ý tưởng.

  • Ngân sách (Budget): Rõ ràng tổng danh sách cho chiến dịch và ngân sách dùng cho việc truyền thông.
  • KPI (GMV, Click, View, EGM): KPI hỗ trợ hết mình đội ngũMarketing luôn tập trung vào mục tiêu lấy đó làm động lực để điều chỉnh chiến lược, chinh phục những khách hàng khó tính.

KPI GMV là tổng giá trị hàng hoá bán ra, sáng tạo và đề xuất mọi chiến lược để đạt được mục tiêu doanh thu đã đề ra.

KPI Click trong Brief giúp nhận biết được độ quan tâm của khách hàng đối với chiến dịch, Click cao chiến dịch thành công và ngược lại, từ đó đánh giá được mức độ làm việc của đội ngũ Marketing

KPI View là số lượt xem nội dung Marketing, đo lường độ tiếp cận của khách hàng cho chiến dịch

KPI EGM đánh giá mức độ hưởng ứng của khách hàng đối với chiến lược, cách khách hàng tương tác, chia sẻ, thảo luận,…

Các yếu tố trên là mã khoá dẫn đến sự thành công trong Marketing. Hỗ trợ đội

      ngũ Marketing  chinh phục thử thách, điều chỉnh chiến lược.

Ngoài ra còn các thông tin thêm

     Sau đây là các thông tin thêm bổ ích bạn có thể cần.

      Brand trong Brief: Brand là chìa khoá đóng vai trò quan trọng giúp đội ngũ Marketing hiểu rõ hơn về thương hiệu về lịch sử, giá trị cốt lõi, hình ảnh,…

  • Key product: Sản phẩm chủ lực mang tên gì? Và nổi bật ở điểm gì để chạm đến trái tim khách hàng? Về cả tính năng, lợi ích, công dụng,…
  • Lượng đơn hàng cao như thế nào: Đã bán được bao nhiêu sản phẩm trong thời gian qua
  • AOV: Giá trị đơn hàng trung bình của sản phẩm là bao nhiêu?
  • ROAS: Tỷ suất lợi nhuận trên chi tiêu sản phẩm là bao nhiêu?

Vậy thì Brief là gì – Nó là một công cụ vô cùng quan trọng và cần thiết giúp góp phần to  lớn tạo nên sự thành công của đội ngũ Marketing. Các bạn nên chú ý xây dựng Brief chi tiết và chỉnh chu để đạt được hiệu quả cao nhất cho chiến lược, chiến thuật mà các đề ra.

Related Posts