Controversial Marketing: Help or Hurt?

Nghĩa trên mặt chữ, cụm từ này chỉ việc sử dụng tranh cãi như một công cụ marketing, đại khái là đụng chạm đến các chuẩn mực về giá trị xã hội, giá trị cá nhân hoặc các vấn đề đạo đức. Đơn giản, dễ hiểu hơn thì nó giống như mấy cái dảk dảk lmao lmao ý, có người sẽ react haha mà cũng sẽ có cả react sad.

Pros

Nhìn trước mắt, thì nó sẽ có một vài cái như sau:

Thu hút sự chú ý: Sự phát triển của Internet đi cùng với việc mọi người có nhiều không gian và khả năng để bày tỏ ý kiến, mà một vấn đề đi ngược lại các giá trị thông thường thì sẽ gợi sự tranh luận của mọi người thôi.

Tạo nhận thức về thương hiệu: Khi các cuộc tranh luận đi sâu hơn, thì thương hiệu đứng sau sẽ được mọi người tìm kiếm, và đúng vậy, đây là một cách để tạo nhận thức về thương hiệu nhanh, chi phí thấp, lại còn hiệu quả cao.

Tăng doanh số: Đương nhiên rồi, người ta biết về thương hiệu, biết về sản phẩm nhanh hơn và nhiều hơn, thì con số lợi nhuận cũng sẽ nhảy lên ting ting theo dòng sự kiện luôn.

Thế nhưng, đó là khi mọi tranh luận được kiểm soát và đi đúng hướng mà thương hiệu đề ra, vậy còn khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát thì sao?

Cons

Gây chia rẽ trong dư luận: Đã là gây tranh cãi, thì có nghĩa là có các luồng ý kiến trái chiều. Các luồng ý kiến này hên xui, hoặc là thương hiệu được ủng hộ, hoặc là bị phản đối.

Mất khách: Người ta phản đối thương hiệu rồi thì sao, thì tẩy chay chứ sao. Khủng hoảng lái lơ.

Rước việc vào người: Khi các ý kiến được đưa ra, đồng nghĩa các vấn đề được khai thác, từ vấn đề to nó đẻ ra ti tỉ vấn đề nhỏ khác, đến lúc đấy thương hiệu liệu có đủ khả năng (về thời gian, về nguồn lực,…) để tiếp cận và xử lý các vấn đề đấy không?

Nike cũng có một chiếc campaign gây tranh cãi như này

Colin Kaepernick là một cựu vận động viên bộ môn bóng bầu dục thuộc Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia Mỹ NFL. Trước khi diễn ra một trận đấu lớn, thay vì đứng dậy như nghi lễ, chú đã quỳ chân xuống để hát quốc ca. Chú cho rằng, đây là cách mà chú ý thể hiện việc chống lại sự phân biệt đối xử với cộng đồng người da màu. Sau hành động đó, chú bị đuổi khỏi CLB, và cũng không tham gia thêm bất kì trận đấu bóng bầu dục nào nữa.

Vào kỷ niệm “Just do it” 30 tuổi, Colin được Nike lựa chọn trở thành gương mặt đại diện cho chiến dịch. Và ngay khi hình ảnh đen trắng của Colin với dòng chữ “Believe in something. Even if it means sacrificing everything” (“Hãy cứ vững tin. Dù có phải hy sinh tất cả.”) được đăng tải trên Twitter cá nhân của cầu thủ này, Nike đã nhận được làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ dư luận.

Phía Nike, thương hiệu đã lựa chọn người đại diện đúng nghĩa với tinh thần “Just do it”. Đây cũng chính là một nguồn động lực, một ngọn đuốc niềm tin đối với người da màu về những vấn đề bất công trong phân biệt sắc tộc.

Thế nhưng, phần đông người Mỹ tức giận vì hành động của Colin là thiếu tôn trọng đối với quốc ca, quốc kỳ của họ, và người không tôn trọng nước Mỹ thì không nên được trở thành cho một thương hiệu của Mỹ. Hơn nữa, câu hỏi họ đặt ra là, liệu hành động của Colin có được xem là “hy sinh tất cả”, bởi nói đến hy sinh đúng nghĩa thì chỉ có những người lính tử trận trên chiến trường. Họ cắt logo trên tất Nike, đốt giày Nike, sử dụng hashtag #BoycottNike,…

Sau vụ việc, nhiều dự báo cho rằng Nike sẽ bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về doanh thu. Và rồi khủng hoảng đến đây, cổ phiếu của Nike chỉ giảm 3% so với con số tăng 50% trong năm qua hehe. Chưa hết, doanh thu của Nike đã tăng 31%, tương đương với con số 43 triệu đô chỉ trong 24h.

Hên xui à, không phải đâu, Nhà Nike tính toán hết cả rồi. Theo Wall Street Journal, dân số Mỹ da trắng tính đến T7/2017 còn chiếm không tới một nửa dân số Hoa Kỳ, mà người da đen và da màu chắc chắn sẽ ủng hộ chiến dịch này của Nike. Thêm nữa, đối tượng khách hàng của Nike có phải chỉ ở Mỹ đâu, mà là trên toàn thế giới cơ mà, họ hoàn toàn có thể không biết Colin là ai, nhưng họ được truyền cảm hứng về niềm tin, về cả tâm thế chấp nhận rủi ro để ủng hộ cộng đồng người da màu của Nike, về cả tinh thần “Just do it” nữa, thế là đủ.

Related Posts