“Bạn sẽ làm gì để kiếm được nhiều tiền nhất có thể khi tất cả những gì bạn có là 5 đô la và 2 giờ đồng hồ?”
Phía trên chính là bài tập dành cho sinh viên ngành kinh doanh của Stanford. Thử nghĩ trước khi đọc tiếp xem: Bạn sẽ làm gì?
Chắc phần đông mọi người cũng sẽ giống mình, khi mà tư tưởng học thuật truyền thống đã ăn quá sâu, mình tập trung ngay vào những gì hữu hình đề bài cho – là 5 đô la mà không suy nghĩ rộng hơn. Thật ra 5 đô la chẳng giúp bạn làm được gì cả, vậy thì tại sao lại phải dính chặt lấy nó để bó hẹp ý tưởng, mà ko phải là gạt luôn nó đi và tiếp cận vấn đề từ khía cạnh rộng hơn: bắt đầu từ hai bàn tay trắng, từ những gì chính bản thân mình có thay vì chăm chăm vào đề bài?
Đây chính xác là bài toán mình đang gặp phải, và khi nhận ra được lời giải mình mới ồ à sao mình lại có thể quên cái tinh thần quan trọng đến vậy: stay hungry, stay foolish, keep your mind open for challenges.
Với các “doanh nhân tương lai” từ Stanford, các bạn ấy đã mở rộng cánh cửa cho sự sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Có nhóm thấy rằng việc đặt bàn ở các nhà hàng nổi tiếng trong thành phố vào cuối tuần là rất khó khăn, nên họ đã chủ động đặt những bàn đẹp nhất và bán lại những suất đặt bàn ấy cho hàng dài người xếp hàng buổi tối. Họ thậm chí còn chẳng tiêu đến $5. Tương tự, chẳng dùng đến $5, một nhóm khác thấy được giá trị lớn nhất từ bài tập thú vị này chính là “sinh viên Stanford”, nên đã bán những suất tham dự buổi thuyết trình cho các công ty muốn săn người. Quá thông minh!
Nếu cứ gắn chặt tâm trí của mình vào tờ $5 thì chắc chắn ko thể nào có những ý tưởng xuất sắc như trên đc. Khi gặp khó khăn (ví dụ như bài toán ko tưởng kia), thường chúng ta sẽ có tâm lý cằn nhằn, đổ lỗi mà chưa có tâm lý nhìn khó khăn theo một hướng khác để giải quyết sáng tạo hơn.
Nói chung sướng nhất trên cuộc đời này là nhìn đâu cũng ra thứ để học, nhìn ra xung quanh toàn những con người thông minh thú vị :)))) Toẹt vời!