BA và lộ trình nghề nghiệp

BA và lộ trình nghề nghiệp - Thinhnotes.com

Đã bao giờ mọi người tự hỏi: “Mình sẽ làm BA đến bao giờ???”

Mình là Junior, làm 1-2 năm bỏ được chữ Junior, thành BA. Thêm 3-4 năm nữa mình sẽ lên Senior. Rồi sao nữa???

PM là một sự lựa chọn phổ biến. Vậy thì ngoài PM ra, còn con đường nào khác cho BA hay không?

Câu trả lời là có. Nhưng sẽ có đôi chút hơi ngược với những gì mọi người đã và đang nghĩ: “BA giỏi thì không nên, không nên làm PM…”

Do đó bài viết hôm nay sẽ về một chủ đề mình nghĩ rất nhiềungười quan tâm, đó là chuyện: lộ trình nghề nghiệp cho BA. Hay nói cách khác: mọi người BA mình có những nấc thang nào để leo trong suốt sự nghiệp.

Và mình sẽ giải thích luôn chuyện: vì sao BA giỏi không nên làm PM 

1. Tổng quan

Đầu tiên mình sẽ nói đôi chút về career path mà IIBA đưa ra.

Hình này giải thích BA là nghề có thể dành cho những ai từ các ngành nghề khác chuyển qua (nhánh Office) hoặc từ đào tạo bài bản từ đầu (School). Khi vào làm thì sẽ có nhiều "6 loại BA". Sau đó sẽ lên level dần, và chuyển sang hình tiếp theo: Senior Business Analyst.
Khi anh em đã là Senior, IIBA sẽ tiếp tục phân cấp anh em dựa trên... bằng cấp (CCBA, CBAP). Và sau cùng sẽ là nhánh VP hoặc C-Level.

Như mọi người thấy, hình đầu tiên khá đơn giản. Rõ ràng là BA có thể đến từ nhiều đối tượng, nhiều yêu cầu kinh nghiệm khác nhau. Nhưng chung quy lại, sẽ có 6 role cơ bản khi làm BA.

Sau một thời gian làm các role trên, mọi người sẽ bước sang trang mới: Senior BA.

Ở hình thứ 2, IIBA phân cấp độ BA 100% dựa vào bằng cấp do chính IIBA quy định. Chuyện bằng cấp cho BA như mình có chia sẻ, thực sự cần hay không phụ thuộc nhiều vào thị trường mình đang làm.

Riêng chuyện bằng cấp này mà áp dụng ở Việt Nam thì mình thấy có vẻ CHƯA hợp lý lắm. Do đó theo những gì mình biết và tham khảo, lộ trình nghề nghiệp của BA sẽ được chia lại thành những cánh cửa sau.

Lộ trình nghề nghiệp của BA

1.1. Junior BA và BA

a) Fresher BA/Junior BA/ Associate BA

Đầu tiên sẽ là Junior BA và BA.

Ai cũng vậy, mới vào nghề chúng ta sẽ bắt đầu với title Junior. Một vài công ty họ sẽ gọi là Associate BA.

Ở vị trí này, mọi người chủ yếu là hỗ trợ và theo học các anh chị đại là chủ yếu, bên cạnh một số task làm document đơn giản. Mọi người sẽ được tiếp cận cách làm dự án, cách làm document, được giới thiếu cái này cái kia, hệ thống này hệ thống kia, tool này tool kia.

Nói chung ở giai đoạn này mọi người sẽ được train ngập mặt.

Hãy tranh thủ học hỏi, ham muốn học hỏi và tận dụng cơ hội trải nghiệm thực tế nhiều nhất có thể nhé

Đối với Junior BA, công ty đa quốc gia với quy trình rõ ràng và benefit thuộc hàng khủng có thể là một sự lựa chọn tốt khi mới bắt đầu.

Còn nếu làm start-up, mọi người hãy luôn nhớ mình đang làm gì và muốn học gì, tránh lạc lối và tốn thời gian vô ích

Giai đoạn này quan trọng nhất là ở lead . Mindset mới vào nghề của mình sẽ bị ảnh hưởng cực nhiều bởi người sếp đầu tiên này.

b) Tháo mác Junior

Một năm sau, hoặc cũng có thể nhiều hơn 1 năm, mọi người sẽ được giao nhiều task khác, xịn sò hơn. Những task đòi hỏi này mọi người phải chiến độc lập, một mình một ngựa chứ không còn người theo kèm như trước nữa.

Đó là khi mọi người đã tháo được mác “Junior”. Trở thành một Business Analyst độc lập, tự tin, bản lĩnh và có ích hơn cho công ty, gia đình và xã hội…

Ở vai trò này, mọi người sẽ chủ động hơn trong những task được giao. Đảm bảo hoàn thành đúng deadline và chất lượng, mà không cần ai nhắc nhở hay cầm tay chỉ việc.

BA có thể tham gia dự án cùng với 1-2 BA khác. Lúc này, mọi người đã có thể tự elicit yêu cầu, phân tích nó và document lại cho hợp lý.

Ở giai đoạn này, mọi người cần phải nắm thật kỹ và vận dụng thật tốt các kiến thức về elicitationanalysis và document. Vì đó chính là các đầu mục công việc mà BA làm nhiều nhất.

Nói về document, sẽ có các phương pháp modeling mọi người phải nắm được, tiêu biểu là BPMN và UML.

Ngoài ra, các tài liệu cơ bản trong dự án gồm những gì, dự án triển khai như thế nào, các bước ra sao? mọi người cũng phải hiểu được, để hỗ trợ PM kịp thời.

Một trong những điều vô cùng thực tế mà mình thấy là: một khi đã lên level BA, thì sự chủ động và quản lý thời gian là cực kỳ quan trọng.

Đây là giai đoạn để mọi người thể hiện, để show up bản thân và chứng minh năng lực. Sẽ có rất nhiều task đổ về cho mọi người.

Nguyên tắc 1: Cố gắng làm và làm hết sức, cơ hội là ở chỗ này.

Task chính có, task “xịn” có (làm task với những nhân vật khủng, mà ở đó mình học hỏi được nhiều). Và đặc biệt, những “task support” cũng không phải ít.

Vấn đề phát sinh: task quá trời, làm sao cho hết?!?

Nguyên tắc 2: Say no” đúng lúc.

Khi gặp nhiều task, mọi người hãy cố gắng làm, tìm mọi cách để sắp xếp thời gian, và làm.

Tốn công sức không? Quá tốn. Nhưng học được gì không? Học rất nhiều.

Có những thứ lúc làm chỉ muốn chửi thề. Nhưng sau này đống công sức đó chuyển hóa thành kinh nghiệm thì mới thấy quý giá.

Tuy nhiên khi gặp quá nhiều task support, mọi người hãy say no đúng lúc. Work Hard chỉ là điều kiện cần, Work Smart mới là điều kiện đủ. Điều này giúp mọi người hạn chế được mấy đồng chí hay “nhờ vả trơ trẽn”, và giúp mình focus vào chuyên môn tốt hơn.

Sau một thời gian cày bừa vất vả, tham gia 1-2 dự án êm xuôi trót lọt (nghe cứ như buôn lậu), mọi người sẽ chuyển sang nấc thang tiếp theo: SENIOR BUSINESS ANALYST 

1.2. Senior BA

Khi đã lên tới nấc thang này, mọi người sẽ ở một tư thế hoàn toàn khác. Mọi thứ sẽ dần trở nên khó hơn, rát hơn và cần nhiều nỗ lực hơn từ chính bản thân mình.

Một khi đã vượt qua được vùng thoải mái, mọi người sẽ nhận ra được: à, bản thân mình đã phát triển hơn rất nhiều.

Trở thành Senior BA, mọi người sẽ được hưởng một mức lương cao hơn. Và dĩ nhiên, phạm vi công việc cũng sẽ được mở rộng hơn và chuyên sâu hơn rất nhiều so với thời làm BA.

a) Hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực

Mọi người sẽ được yêu cầu nắm thật kỹ một lĩnh vực hoặc kiến thức chuyên môn trong một ngành nghề nào đó.

Ví dụ có người thì rành về CRM, có người thì rành về ERP. Có người thì chuyên về nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kho bãi, supply chain… Hoặc thậm chí có người chuyên về các dự án upgrade, migrate data hoặc chuyên về lĩnh vực nhất định như Banking, Finance, Healthcare, Retail… vâng vâng và vâng vâng.

Khi khách hàng gõ cửa, mọi người sẽ cùng Tech Lead là người đầu tiên đề xuất solution cho khách hàng. Vì mình đã hiểu rõ bài toán của họ, đặc thù của họ có những gì, và quan trọng nhất là thấy được pain point mà khách hàng đang gặp phải.

Đây là hướng đi theo chiều dọc, chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định. Chứ không phải đi theo chiều ngang, vừa làm vừa xem xét có phù hợp với mình hay không nữa.

Đây là một điểm mình nghĩ cực kỳ quan trọng. Nó cũng sẽ quyết định mọi người lên Senior nhanh hay chậm. Và con đường tiếp theo sẽ như thế nào.

b) Giải quyết nhiều bài toán chuối hơn

Những bài toán đặc thù thì đã có mọi người BA lo. Còn đối với Senior BA, chúng ta sẽ giải quyết những thứ rắc rối hơn, phức tạp hơn và cần nhiều bên tham gia hơn rất nhiều.

Tuy nhiên theo mình thấy, độ rắc rối và phức tạp đa phần đến từ yếu tố… con người. Thậm chí, chính yếu tố con người đến từ phía nội bộ mình, chứ không phải từ phía khách hàng.

Bài toán khách hàng đưa, dù có phức tạp đến đâu, cũng đều có cách giải quyết. Đó là điều chắc chắn. Nothing is impossible!

Nhưng team nhà tự bóp nhau thì cái đó mới mệt  Vì quá nhiều bên tham gia, nên không control được mục đích thảo luận, bên nào cũng có cái lý của họ, và “n” vấn đề khác nữa.

Những điều phức tạp nhất đều do con người tự gây ra, và chính họ là người tự giải quyết với nhau ?

Do đó ngay từ bây giờ, mọi người hãy chăm thật kỹ people skills để sau này đỡ vất vả nhóe.

c) Làm planning và scoping nhiều hơn

Thường thì BA sẽ không làm những vấn đề này, mà làm những task liên quan chi tiết đến từng user story, từng feature cụ thể.

Senior BA sẽ cùng PM chịu trách nhiệm cho việc planning và scoping cho dự án. Đó đa phần là những công việc ngay từ đầu dự án, trong giai đoạn bidding hoặc sales.

Senior BA phải làm luôn câu chuyện pre-sales. Ở vai trò này, mọi người sẽ được làm nhiều hơn về solution ở mức độ high level.

Cụ thể, mọi người sẽ cùng PM, Sales, và Tech Lead đề xuất solution. Trong quá trình pre-sales, mọi người sẽ làm như thứ như: POC (Proof Of Concept – chuẩn bị demo giải pháp), chuẩn bị proposal, và sẽ facing với khách hàng ngay giai đoạn đầu để trình bày giải pháp.

d) Tập trung vào business, không phải software

Đây là yếu tố thứ 2 (bên cạnh việc hiểu sâu về 1 lĩnh vực) có thể giúp mọi người leo lên vị trí Senior nhanh hơn bất kể người nào khác.

Có một phần không nhỏ những mọi người Developer chuyển sang làm BA. Do đó, mindset của mình ít nhiều vẫn còn xoay quanh software, lấy software làm chủ đạo, để giải quyết vấn đề.

Từ đó, kéo theo hiện trạng BA tập trung nhiều vào chuyện “software change”, hơn là “business change”. Cán cân bắt đầu hơi nghiêng về phía kỹ thuật.

Những người này thường có thiên hướng trả lời vanh vách những gì software có thể làm được, cũng như những hạn chế của công nghệ. Nhưng dùng nó như thế nào cho khớp với business ở hiện tại và có thể linh hoạt thay đổi trong tương lai thì không phải ai cũng có khả năng.

Ở vai trò Senior BA, mọi người không thể để cán cân lệch về phía kỹ thuật từ đầu đến cuối dự án như vậy.

Vấn đề là chúng ta phải tập trung vào business. Vào những thay đổi của khách hàng. Chứ không phải cứ khư khư vào requirement change, software change như thế nào.

Và quan trọng nhất là phải hiểu được insight của họ: tại sao họ thay đổi, tại sao họ làm thế này, thế kia… Thì khi đó, chúng ta mới build được relationship với các stakeholder.

Từ đó hiểu họ, và hai bên mới thật sự, thật sự hỗ trợ nhau nhiều hơn, dự án đi đến đích nhanh hơn; chứ đừng bao giờ làm ngược lại.

Nguồn ảnh: ModernAnalyst.com

e) Business Domain mới cũng không thành vấn đề

Khả năng học hỏi nhanh là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến yêu cầu này. Tuy nhiên còn một thứ cũng quan trọng không kém mà mình học được từ anh sếp của mình, đó là các “pattern”.

Pattern tức là các khuôn mẫu. Pattern thuộc về bản chất của vấn đề.

Ví dụ…

Dù nhà cao cửa đẹp hay thiết kế có cầu kỳ đến mức nào đi chăng nữa, thì pattern xây nhà cũng chỉ gồm 4 mục chính: xây hầm, làm mống, dựng nhà và làm mái.

BA CŨNG VẬY.

Dù business đó có làm dịch vụ, sản xuất, hay một model nào đó mới đi chăng nữa, thì nó cũng đều có những pattern nhất định.

Vậy câu hỏi đặt ra: Pattern từ đâu mà có?

Câu trả lời: Pattern đến từ 2 thứ:

  • Kinh nghiệm
  • Kiến thức học được

Cả cuộc đời mọi người xây 15 cái nhà, thì mọi người sẽ đúc kết được pattern các bước xây nhà, mà nhà-nào-cũng-phải-có.

Tương tự, mọi người làm 50 cái dự án phần mềm cho mảng dịch vụ, thì mọi người sẽ đúc kết được những thứ không thể thiếu trong quản lý dịch vụ. Làm 30 cái dự án cho mảng Logistic, thì sẽ đúc kết được những thứ không thể thiếu của mảng này.

Sau này, dù business có mới đến cỡ nào đi chăng nữa, thì chắc chắn một điều rằng: NÓ VẪN SẼ ĐI THEO CÁC PATTERN MÀ THÔI.

Một điều hay ho nữa là: các pattern này có thể học được từ việc đọc sách. Do đó… 

f) Leadership task

Cuối cùng là các task liên quan đến con người. Là một Senior BA, mọi người sẽ chịu trách nhiệm mentor cho 1-2 bạn Junior.

Quay lại thuở xa xưa, khi mình còn là Junior, còn cần các anh lớn cầm tay chỉ việc. Còn giờ thì mình đã là các anh lớn, thì đương nhiên phải chỉ giáo lại cho lớp kế cận đàn em thân yêu. Để sau này còn có đứa nó hầu hạ, à nhầm, còn có đứa nó hỗ trợ mình này nọ 

Ngoài ra, nếu trong cùng một dự án có nhiều BA, mọi người sẽ chịu trách nhiệm lead team BA này, dẫn dắn mọi người đi đến cuối con đường, nơi ánh sáng đang loe loét chợp tắt gần cuối đường hầm :))

1.3. BA Leadership

Sau một thời gian tác chiến ở vị trí Senior BA, mọi người sẽ có cơ hội bước lên thêm 1 nấc thang mới.

Nếu mọi người thích làm việc với con người, BA Leadership rõ ràng là một cánh cửa phù hợp  BA Leadership gồm 1 số vị trí như:

  • BA Project Lead
  • BA Program Lead
  • BA Practice Lead
  • BA Manager

Project hay Program gì thì tùy công ty, tùy mô hình hoặc thậm chí là tùy tên gọi ở mỗi chỗ mỗi khác nhau. mọi người sẽ lead các mọi người BA còn lại trong dự án.

Còn BA Practice Lead mọi người có thể hiểu nôm na là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động của BA được trơn tru, hiệu quả. Từ các framework làm việc, processes, đến các tools; hoặc thậm chí là quản lý luôn competency của mọi người BA trong team.

Còn BA Manager thì phạm vi rộng hơn rất nhiều.

Ngoài những việc trên, thì BA Manager phải kiêm luôn việc resrouces planning (tuyển người, dùng người), training, cho tới quản lý ngân sách department hay co-working một cách hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty.

Nên nhớ, nhánh BA Leadership này hoàn toàn khác với Project Manager nhé mọi người. Nhánh PM lát nữa mình sẽ nói sau.

1.4. Management Consultant

Một nhánh khác sau level Senior mà mọi người có thể cân nhắc là trở thành một Management Consultant thực thụ.

Cái tên nói lên tất cả, ở level này, mọi người chỉ làm TƯ VẤN là chủ yếu.

Sẽ có các công ty chuyên rộng cửa chào đón những Consultant chuyên nghiệp như: Big Four (Deloitte, EY, KPMG, PwC), hoặc McKinsey, hoặc IBM, thậm chí là làm ở các hãng như MicrosoftSAP hay Oracle.

Ở vai trò này, mọi người sẽ không phải làm tiểu tiết như thời Senior BA hay BA nữa. Công việc chính của mọi người là đi gặp khách hàng, mà khách hàng ở đây đa phần là các C-Level từ các công ty, tập đoàn lớn. Và phạm vi khách hàng không chỉ trong nước, mà là cả khu vực, như Europe, Asia Pacific…

Một điều mà ai cũng có thể thấy là làm Management Consultant rất sướng: lương không dưới 5000$/ tháng (ở Việt Nam), công tác khắp các nước, được gặp gỡ những nhân vật khủng, abc, xyz…

Và dĩ nhiên đằng sau đó là những khó khăn và lớp “behind the scene” ít ai thấy để leo lên được vị trí này.

Khối kiến thức và kinh nghiệm được đòi hỏi ở đây phải nói là đồ sộ. Tích lũy 7-10 năm kinh nghiệm từ vị trí Senior BA, mọi người sẽ có đủ điều kiện cần để bước lên nấc thang Management Consultant này.

Nhưng chỉ mới là “điều kiện cần”. Điều kiện đủ là 1 vài yếu tố liên quan như: thị trường, may mắn, nỗ lực của bản thân, vâng vâng…

Ngoài Management Consultant ra, cũng sẽ có 1 vài vị trí khác ở level tương đương như:

  • Enterprise Architect
  • Business Architect
  • IT Business Parter

Những vị trí này mình sẽ nói chi tiết hơn ở bài sau nhé mọi người.

1.5. C-Level/ Entrepreneur

Sau một thời gian dài trải nghiệm vị trí BA với nhiều level khác nhau, từ Junior, đến BA, đến Senior, lên cả BA Leadership hay Management Consultant. Đã đến lúc mọi người chạm tới nấc thang có thể nói là cao nhất của một người làm công việc BA 

Đó là C-Level hoặc Entrepreneur.

C-Level là gì? 

Sẽ có nhiều “vị trí C” khác nhau yêu cầu mảng kỹ năng của BA, như:

  • CIO – Chief Information Officer
  • CTO – Chief Technology Officer.
  • Hoặc COO – Chief Operating Officer

Rõ ràng những level này đòi hỏi mọi người cần tích lũy nhiều “sẹo” hơn nữa, vì hầu như nó là một thế giới mới, với phạm vi công việc rộng hơn rất nhiều.

Các vị trí này hầu như chỉ xuất hiện ở các công ty Client, tức trong môi trường end-user.

Còn Entrepreneur là gì?

Đơn giản, mọi người có thể hiểu Entrepreneur là khi chúng ta ra làm riêng, bắt đầu một mô hình kinh doanh của riêng mình. Mấu chốt ở đây là mọi người phải có một cái gì đó đặc thù riêng của mình trên thị trường. Đó là thế mạnh của mình.

Một trong những điểm quan trọng nhất của BA là hiểu rõ về một số domain knowledge nhất định và có các solution đặc thù về nó.

Nếu ngay từ đầu mọi người đi theo ngách, tập trung phát triển một mảng kiến thức – kỹ năng về một domain knowledge nhất định, thì trong tương lai nó sẽ giúp ích cho mọi người rất nhiều.

Cái này mình chỉ mới tham khảo và quan sát chứ chưa thực tế nên không dám nói nhiều nhé mọi người ?

2. Vì sao BA giỏi không nên làm Project Manager?

Ý này có thể làm mọi người hơi ngạc nhiên, vì trước giờ ai cũng nghĩ: một khi đã làm BA, thì phải làm PM. PM như một bước phát triển trong nghề BA.

Nhưng nếu chiêm nghiệm lại một cách thực tế thì rõ ràng mọi người cũng thấy BA và PM nó không có ăn nhậu với nhau gì nhiều hết.

Rõ ràng có một số thứ khác biệt lớn như sau:

  • BA tập trung vào giá trị của giải pháp mang lại, tức tập trung vào Business.
    Còn PM thì tập trung vào Project.
  • BA tập trung vào giá trị mà project mang lại.
    Còn PM thì tập trung vào việc thực thi project sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, xét về kỹ năng yêu cầu thì bộ kỹ năng của BA cũng khác biệt so với PM.

  • BA tập trung vào kỹ năng elicitation, analysis, requirement management, và sau cùng vẫn là xoay quanh solution.
  • Còn PM tập trung vào kỹ năng quản lý scope, time, budget của dự án, các hoạt động QA, cũng như các thủ tục liên quan đến dự án.

Kỹ năng yêu cầu khác nhau, phạm vi công việc cũng khác nhau, dẫn đến mind-set cũng bị ảnh hưởng theo.

Related Posts