Analytical Aptitude – Năng lực phân tích: Kỹ năng ra quyết định dựa trên số liệu

Tác giả: Phạm Quỳnh Trang – C&B Executive

Năng lực phân tích là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta hiểu và phân tích thông tin 1 cách logic và áp dụng những thông tin này để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định thông minh. 

1. Vai trò của Năng lực phân tích – Analytical Aptitude trong việc ra quyết định 

  • Năng lực phân tích giúp bạn nắm bắt một vấn đề hoặc tình huống một cách toàn diện hơn bằng việc sử dụng dữ liệu và thông tin có sẵn. Điều này giúp xác định vấn đề cụ thể và tìm hiểu các yếu tố tác động đến nó.
  • Cung cấp công cụ để dự đoán kết quả và xác định các rủi ro có thể xảy ra. Điều này giúp trong việc phòng ngừa và quản lý các tình huống không mong muốn.
  • Năng lực phân tích đặc biệt hữu ích khi quyết định được dựa trên dữ liệu
  • Bằng cách sử dụng phân tích, bạn có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, bao gồm cả thời gian, tiền bạc và nhân lực. Điều này giúp tăng hiệu quả và hiệu suất tổ chức.
  • Cung cấp thông tin cần thiết để xác định chiến lược dài hạn của tổ chức. Nó giúp trong việc đưa ra những quyết định có tính chiến lược để phát triển và thành công.
  • Phân tích giúp giảm thiểu sự thiếu chính xác trong quyết định. Thay vì dựa vào cảm tính, bạn có dữ liệu và thông tin cụ thể để hỗ trợ quyết định, từ đó giảm mạo hiểm.

2. Những kỹ năng và kiến thức cần có trong Năng lực phân tích

  • Ủng hộ /Vận động dữ liệu – Data advocacy: Ủng hộ và thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu hiệu quả để đưa ra quyết định và hành động 1 cách đúng đắn, thông minh
  • Thu thập dữ liệu – Data gathering: Qúa trình thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sử dụng cho việc phân tích hoặc nghiên cứu.
  • Phân tích dữ liệu – Data analysis: Sắp xếp, xử lý và hiểu thông tin từ dữ liệu thu thập được
  • EBDM – Evidence based decision making: Áp dụng kết quả của việc thu thập và phân tích dữ liệu để ra quyết định tốt hơn. 

3. Nguồn dữ liệu và đánh giá tính hợp lệ của nguồn dữ liệu

– Để có thu thập và phân tích dữ liệu để ra quyết định chúng ta cần hiểu về nguồn dữ liệu và tính hợp lệ của dữ liệu đó.

– Nguồn dữ liệu bao gồm Dữ liệu định lượng và Dữ liệu định tính:

  • Dữ liệu định lượng bao gồm các phép đo khách quan có thể xác minh và sử dụng trong phân tích thống kê như số lượng nhân viên trong 1 tổ chức hay số lượng tuyển dụng trung bình mỗi quý
  • Dữ liệu định tính liên quan đến việc đánh giá chủ quan về hành động, cảm xúc hoặc hành vi như độ hài lòng của nhân viên đối với chương trình khám sức khỏe.

– Để nói về tính hợp lệ của nguồn dữ liệu chúng ta cần xét đến các khía cạnh quan trọng như sau:

  • Thẩm quyền – Authority: Chúng ta cần xem xét nguồn dữ liệu đó có phải là người uy tín hay không? Thông tin từ bộ lao động đáng tin cậy hơn thông tin từ 1 blogger
  • Bằng chứng đưa ra có mang tính thiên vị hay không – Evidence of bias: Thiên vị có thể dẫn đến dữ liệu hái anh đào. Hái anh đào là lỗi suy luận bằng chứng không đầy đủ, bỏ qua các thông tin quan trọng đáng kể vì lợi ích cá nhân nào đó.
  • Nguồn trích dẫn – Sources cited: Nguồn dữ liệu được trích dẫn có rõ ràng, chính xác và đáng tin cậy không
  • Sự kiện liên quan được sử dụng – Facts relevant to use: Sự kiện đó có phù hợp để sử dụng không. Chẳng hạn dữ liệu về xu hướng trong 1 ngành có thể không áp dụng được cho tất cả các ngành
  • Dữ liệu hiện tại – Current data: Dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian và làm suy yếu tính liên quan của nó. Như dữ liệu từ thời kỳ suy thoái có thể rất không chính xác khi mô tả các điều kiện trong 1 nền kinh tế mở rộng.
  • Sử dụng lý luận, tư duy hợp lý, chặt chẽ – Sound logic: Mọi quyết định đưa ra đều phải cân nhắc và phân tích 1 cách logic và có căn cứ hợp lý. 

Tổng kết

Năng lực phân tích là một kỹ năng quan trọng đối với cá nhân và tổ chức trong mọi lĩnh vực. Năng lực phân tích đòi hỏi sự khảo sát sâu rộng với khả năng đặt ra các câu hỏi cần thiết, tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy, và sắp xếp dữ liệu thành một hình ảnh rõ ràng. Nó giúp tạo ra cái nhìn tổng quan về tình hình, phát hiện ra các mối quan hệ và xu hướng quan trọng, từ đó đưa ra các quyết định căn cứ vào dữ liệu thay vì cảm tính hoặc suy đoán.

Related Posts