So sánh web testing và mobile testing

1. Các phiên bản kiểm thử

Với sự đa dạng của các loại thiết bị di động (smart phone, tablet, ipad,…), cũng như các hệ điều hành (iOS, Android, Windows,…), so với trên website chỉ có một số lượng nhỏ các trình duyệt web. Cần tạo ra được nhiều test case cho từng phiên bản, thực hiện test trên càng nhiều thiết bị khác nhau càng tốt, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Kích thước màn hình

Khi test trên website, chúng ta thường quen với màn hình PC với các kích thước không quá khác biệt. Nhưng đối với kiểm thử trên mobile, với nhu cầu thị hiếu của người sử dụng cũng như tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, kích cỡ màn hình của các thiết bị di động nhìn chung là đa dạng và thay đổi liên tục.

Khi thực hiện test, đặc biệt là test giao diện, Tester sẽ cần lưu ý những case đối với màn hình có kích thước khác nhau để kiểm tra xem có bị vỡ layout không, kích thước button, các textbox, radiobutton,… có bị thay đổi hay gây khó khăn cho người dùng hay không.

3. Tương tác người dùng

Trên website, người dùng thường chỉ tương tác với hệ thống qua bàn phím và chuột. Cũng có thể tương tác với những thiết bị khác, tuy nhiên do trên PC thường không gắn sẵn camera, microphone, … nên các thao tác này thường ít được sử dụng.

Ngược lại, với mobile app, người dùng tương tác bằng đa dạng các cách thức: chạm tay, vẫy tay, xoay, kéo, thả, âm thanh, faceid,… Do đó, Tester chúng ta cần nắm bắt rõ về các case này để test hệ thống một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

4. Trải nghiệm người dùng

Thông thường, Developer sẽ chỉ quan tâm đến việc xây dựng để chức năng đó hoạt động đúng hay không. Nhưng với sứ mệnh quan trọng của tester, chúng ta rất cần có những trải nghiệm người dùng thực tế để góp phần thấu hiểu khách hàng để đưa ra những phản hồi, điều chỉnh tốt nhất.

Một ứng dụng có thể coi là có UX tệ nếu như nó khó sử dụng, hoặc không thể sử dụng trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Đặc biệt hơn, các ứng dụng trên thiết bị di động, tester cần đóng vai người dùng để họ có thể nằm bắt được cảm nhận của người dùng trong bất kì hoàn cảnh nào.

5. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng

Trên các thiết bị di động sẽ phát sinh các test case về quyền truy cập, quyền riêng tư truy cập vào các tiện ích, dữ liệu. Ví dụ như quyền truy cập vào camera, quyền truy cập micro,…

6. Vấn đề kết nối mạng

Khi test web, chúng ta chủ yếu test trong trường hợp kết nối mạng thành công. Còn với các case kết nối nhanh, chậm của ứng dụng ít được đề cập tới.

Khi test mobile, hầu hết các thiết bị đều cần có kết nối mạng, các ứng dụng hoạt động với 3G, 4G, 5G, tín hiệu mạnh yếu, mất tín hiệu hoặc người dùng di chuyển với tốc độ khác nhau,… đều có thể ảnh hưởng đến vận hành của ứng dụng. Vì vậy, cần bao quát các case này khi test để có trải nghiệm người dùng tốt hơn.

7. Trường hợp install, uninstall, upgrade app, upgrade OS version

Chúng ta cần lưu ý các case như:

– Sau khi update version cho hệ điều hành thì app có install hay uninstall được không?

– Sau khi upgrade app version thì data của người dùng có bị mất không?

– Nếu không upgrade app version lên mới nhất thì app có sử dụng được hay không?

8. Trường hợp khi bị gián đoạn, ứng dụng

Trên mobile, thường người dùng sẽ sử dụng cùng một lúc nhiều ứng dụng như SMS, cuộc gọi đến,.. Vậy những tình huống bị gián đoạn như vậy, app sẽ hoạt động như thế nào, liệu có lưu được các hành động đang thực hiện hay không? Thông thường, những trường hợp này ít khi xảy ra trên web.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *