TikTok Shop, ra mắt tại Indonesia năm 2021, đã nhanh chóng mở rộng hoạt động sang các thị trường Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines trong giai đoạn 2022–2023. Đây là chiến lược tích hợp thương mại điện tử trực tiếp vào nền tảng video ngắn, hình thành mô hình tiêu dùng “entershopping” – kết hợp giải trí và mua sắm. Khác với thương mại điện tử truyền thống, TikTok Shop thúc đẩy hành vi mua hàng thông qua nội dung sáng tạo như video, livestream và tương tác với người ảnh hưởng, đặc biệt hấp dẫn với nhóm Gen Z và Millennials.
Tính đến năm 2024, tổng giá trị giao dịch toàn cầu của TikTok Shop đạt khoảng 32,6 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là khu vực đóng góp doanh thu lớn nhất. Riêng tại Việt Nam, TikTok Shop chiếm 29% thị phần thương mại điện tử, đứng thứ hai sau Shopee, và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 114% trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh này, việc phát triển chiến lược hợp tác với TikTok Shop trở thành yếu tố then chốt với các nền tảng tích hợp công nghệ và dữ liệu như Ecomobi. Với hệ sinh thái Social Selling Platform và năng lực kết nối KOL/KOC tại các thị trường trọng điểm Đông Nam Á, Ecomobi có tiềm năng đóng vai trò trung gian chiến lược giữa thương hiệu, người bán và nhà sáng tạo nội dung trong mô hình thương mại dựa trên nội dung.
Vậy loại hình hợp tác nào của TikTok Shop dành cho Ecomobi? Eco team đã và đang triển khai những hình thức hợp tác nào tại thị trường Đông Nam Á ? Những thách thức và cơ hội nào dành cho chúng ta trong thời gian tới?
Là những thành viên trực tiếp tham gia vào các chiến dịch hợp tác trên Tiktok Shop, GIG – Give is Get team sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết TikTok Shop không dành cho kẻ chậm chân… kể cả Ecomobi? Phạm vi nghiên cứu tại thị trường các nước Philippine, Thái Lan và Malaysia
Các hình thức hợp tác dịch vụ trên TikTok Shop
1.TikTok Shop Partner (TSP)
Trong hệ sinh thái TikTok Shop, các đối tác dịch vụ (TikTok Shop Partner – TSP) đóng vai trò trung gian cung cấp các giải pháp hỗ trợ người bán (seller) trong quá trình vận hành gian hàng và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Với mục tiêu kết nối giữa TSP và người bán, TikTok đã triển khai hệ thống phân loại dịch vụ trên nền tảng App & Service Store, giúp người bán dễ dàng nhận diện và lựa chọn các dịch vụ phù hợp.
Thông qua cổng TikTok Partner Center, các TSP được cấp quyền truy cập vào các chức năng bao gồm: quản lý người bán (seller/shop management), tạo và công bố dịch vụ (App & Service), phân tích dữ liệu (Data Compass), quản lý tài khoản, và thiết lập danh mục dịch vụ theo thị trường mục tiêu. Cấu trúc này cho phép TSP cung cấp đa dạng các dịch vụ như tư vấn vận hành, sản xuất nội dung, và quản lý cửa hàng – những hoạt động vốn đòi hỏi chuyên môn mà nhiều người bán trên TikTok Shop hiện chưa có đầy đủ năng lực tự triển khai.
Dịch vụ TSP được áp dụng tại các thị trường: US, UK, Trung Quốc, Indonesia, Malaisia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam
1.2 TikTok Shop Affiliate Partner (TAP)
Mô hình Đối tác Liên kết (Affiliate Partner) trong hệ sinh thái TikTok Shop
Đối tác liên kết (Affiliate Partner) trong TikTok Shop được định nghĩa là đơn vị có khả năng kết nối các nhà sáng tạo nội dung có khả năng mở rộng (scalable creators) với người bán hoặc chuỗi cung ứng. Mô hình này nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, đồng thời tối ưu hóa quá trình nâng cấp và chuyên nghiệp hóa hoạt động của các nhà sáng tạo. Trên TikTok Shop Partner Center (TTSPC), Affiliate Partner được phân loại trong danh mục “Kết nối người bán và nhà sáng tạo có khả năng mở rộng” (Seller and Scalable Creator Match-up).
Lợi ích của mô hình TAP
Mô hình này cung cấp một công cụ cộng tác hiệu quả giữa người bán và nhà sáng tạo dựa trên sản phẩm. Đây là phương án thay thế cho hình thức hợp tác offline hoặc kế hoạch mục tiêu truyền thống, với khả năng giám sát toàn diện quy trình vận hành. Thông qua các chiến dịch tiếp thị sản phẩm (campaigns), Affiliate Partner có thể tiếp cận nhanh chóng một lượng lớn nguồn hàng và người bán, từ đó phát hiện các sản phẩm tiềm năng hoặc sản phẩm đang thịnh hành.
Mô hình cũng tạo ra một phương thức linh hoạt hơn trong việc hợp tác với các nhà sáng tạo: đối tác có thể tạo các liên kết sản phẩm độc quyền và phân phối đến nhiều nhà sáng tạo khác nhau. Khi nhà sáng tạo quảng bá sản phẩm và tạo ra đơn hàng thành công, Affiliate Partner sẽ nhận được hoa hồng dựa trên doanh số phát sinh từ các liên kết này.
Triển khai tại thị trường US, UK, Indonesia, Malaisia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam
1.3 Creator Agency Partner (CAP) hay Multichannel Network (MCN)
Thuật ngữ CAP được dùng cho thị trường US và MCN dùng tại thị trường Đông Nam Á. Trong hệ sinh thái TikTok Shop, các đối tác Creator Agency Partner (CAP) và Multi-Channel Network (MCN) đóng vai trò quan trọng trong việc ươm tạo và hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung. Đây là các agency có chức năng quản lý, đại diện hoặc sở hữu quyền truy cập vào đội ngũ nhà sáng tạo. Nhiệm vụ cốt lõi của họ là thu hút, đào tạo và hỗ trợ các nhà sáng tạo sản xuất nội dung thương mại điện tử qua video ngắn và livestream với quy mô lớn.
Lợi ích của việc trở thành CAP/MCN trên TikTok Shop
- Cơ hội hợp tác thương hiệu:
CAP và MCN được tiếp cận các cơ hội hợp tác với những người bán và thương hiệu uy tín trên TikTok Shop. Điều này mở ra tiềm năng xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược, sáng tạo và mang lại lợi ích song phương. - Ưu đãi tài chính và hoa hồng hấp dẫn:
Các agency được hưởng chính sách khen thưởng tài chính hấp dẫn cho vai trò kết nối, đào tạo và phát triển nhà sáng tạo. Cơ chế hoa hồng minh bạch và linh hoạt giúp tạo động lực duy trì và mở rộng mạng lưới nhà sáng tạo.
- Thực trạng thị trường và sự tham gia của Ecomobi
2.1 Phân tích SWOT hoạt động của Tiktokshop một số thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Philippine)
Yếu tố | Thái Lan | Malaysia | Philippines |
Điểm mạnh | – GMV tăng 500% năm 2023, đạt 561,11 tỷ THB – Chiếm 28,4% thị phần TMĐT, vượt Lazada – Hệ sinh thái nội địa mạnh: 3 triệu creator, 2,4 triệu seller (99% là doanh nghiệp Thái) – Đầu tư lớn vào SMEs và tổ chức sự kiện ngoại tuyến | – TikTok chiếm 85,4% thị phần quảng cáo mạng xã hội – Người dùng tăng 48,6% so với năm trước – Hỗ trợ hơn 1 triệu seller, 98% là SMEs | – 49,09 triệu người dùng TikTok (64,4% dân số trưởng thành) – 93% từng mua hàng qua nội dung TikTok – Nội dung video chất lượng cao – Hỗ trợ mạnh KOL/KOC bản địa, đặc biệt trong mô hình affiliate marketing |
Điểm yếu | – Thiếu chuẩn hóa quy trình hỗ trợ seller mới – Cạnh tranh gay gắt với Shopee, Lazada, Temu – Logistics tốn kém – Giá trị đơn hàng trung bình thấp (~43 USD) | – Thiếu công cụ phân tích hiệu quả cho seller – Phụ thuộc lớn vào nội dung sáng tạo – Logistics và tồn kho chưa hoàn chỉnh | – Nhiều creator nhỏ thiếu kỹ năng làm nội dung thương mại – Rủi ro vi phạm chính sách nền tảng – Thiếu công cụ tracking minh bạch click/đơn/hoa hồng |
Cơ hội | – Tham gia RCEP thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới – Chiếm 18,29% thị phần toàn cầu TikTok Shop – Dẫn đầu số lượng sản phẩm bán ra toàn cầu (25,84%) – Dự báo thị trường TMĐT Thái Lan đạt 1,6 nghìn tỷ THB năm 2027 | – TMĐT Malaysia tăng trưởng mạnh, dự kiến đạt 11,78 tỷ USD năm 2025 – Chính sách “Buy Malaysia” thúc đẩy tiêu dùng nội địa – Có thể mở rộng sang các thị trường ASEAN khác | – TMĐT phát triển nhanh, người tiêu dùng chuyển từ offline sang online – Chính sách livestream linh hoạt thu hút creator nhỏ – Hưởng lợi từ xu hướng TMĐT toàn cầu và affiliate marketing |
Thách thức | – Hạ tầng logistics chưa đồng đều (đặc biệt ở nông thôn) – Cạnh tranh gay gắt từ Shopee, Lazada, Temu | – Cạnh tranh mạnh từ Shopee, Lazada về giá cả – Rào cản kỹ thuật cho seller mới chưa quen TMĐT | – Văn hoá COD phổ biến dẫn đến tỷ lệ huỷ đơn cao |