Làm thế nào hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm?

Trong quá trình đi làm, có thể nhiều bạn chưa từng quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thực ra, đây là 1 quyền lợi nên biết của người lao động khi đã đóng bảo hiểm xã hội ở các công ty.

Vậy điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì? Và làm như thế nào để chúng ta có thể được hưởng số tiền này? Dưới đây mình sẽ chia sẻ một số thông tin ngắn gọn và vô cùng hữu ích về khoản tiền này.

  1. Điều kiện: có 2 điều kiện nếu bạn muốn hưởng khoản trợ cấp này
    + Hiện tại bạn không có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại bất kỳ tổ chức nào: tức là bạn có thể đang thất nghiệp – không đi làm ở đâu thật hoặc nhiều bạn khi đang đi thử việc cũng có thể claim khoản tiền này vì nhiều công ty trong quá trình thử việc không đóng BHXH.
    + Trước đây bạn đã đóng đủ bảo hiểm 12 tháng trở lên trong vòng 2 năm gần nhất kể từ khi nghỉ ở công ty cũ.
  2. Mức hưởng
    Số tiền trợ cấp thất nghiệp = 60% * Trung bình lương đóng BHXH 6 tháng gần nhất trước khi thất nghiệp
    (Tuy nhiên tối đa nhà nước quy định được hưởng là 5 lần mức lương tối thiểu vùng – khoảng 25tr theo quy định hiện hành)
  3. Thủ tục làm:
    Có thể làm online trên dịch vụ công (trang này cũng dùng rất nhiều trong các thủ tục hành chính, bạn nên đăng ký tài khoản và nhớ mật khẩu)
    Bước 1: Đăng nhập -> chọn mục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
    Bước 2: Nộp trực tuyến -> nhập các thông tin theo form hệ thống yêu cầu
    Bước 3: Tải file đính kèm ( Quyết định chấm dứt HĐLĐ có dấu của công ty cũ)
    Bước 4: Chọn cơ quan tiếp nhận

Ở bước này, bạn chọn cơ quan tiếp nhận bằng cách nhập tỉnh/thành phố và Trung tâm dịch vụ việc làm tương ứng tại tỉnh/thành phố nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Sau đó nhấn chọn ô “Nộp hồ sơ” để hoàn tất.

Trong vòng khoảng 1 tháng cấp trên sẽ giải quyết thủ tục và cán bộ sẽ gửi thông báo trên cổng dịch vụ công.

Vậy là bạn đã có thêm những kiến thức về trợ cấp thất nghiệp cũng như biết cách hưởng khoản này rồi đúng không ? Hy vọng kiến thức này sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong hành trang sự nghiệp sau này.

Related Posts