Developer hay Coder?

  • Tôi lập trình viên đang làm việc tại Ecomobi, một công ty làm product và cái hay của việc làm product là chúng ta có thể thoải mái sáng tạo, góp ý xây dựng sản phẩm. Nếu bạn yêu thích việc đưa giá trị sản phẩm đến tận tay người dùng và đóng vai trò chủ động trong việc phát triển sản phẩm theo thời gian, thì công ty Ecomobi có lẽ là nơi dành cho bạn. Ở công ty thì chúng tôi được gọi là dev (developer) nhưng có lẽ để nhìn nhận đúng thì tôi thấy mình hơi “dev nửa vời” :)).
  1. Coder là gì?
  • Là người khi được giao một task nào đó thường cần phải kèm theo một bản mô tả chi tiết, coder chỉ việc viết mã, viết nhanh, làm cho chương trình chạy đúng như mô tả và bám sát requirements.
  1. Developer là gì?
  • Developer là người có thể tạo ra một phần mềm máy tính hoàn chỉnh, từ phân tích, đưa giải pháp, rồi đưa ra thiết kế của các chương trình và code. Developer là chìa khóa giải quyết các bài toán cho sự phát triển của bất kỳ ứng dụng phần mềm nào.
  1. Vậy ta đang là coder hay developer?
  • Theo quan điểm cá nhân của mình thì việc chúng ta là developer hay coder nó không quan trọng, quan trọng là mình đang nghĩ gì và đang muốn gì. Nếu chúng ta nghĩ mình là developer nhưng chỉ nhận những yêu cầu rất rõ ràng từ BA hay Teamlead và chỉ thực thi như một thông dịch viên dịch những yêu cầu được viết trên tài liệu thành source code. Đó thực sự là một sai lầm.
  • Chúng ta luôn muốn mình ít nhất cũng phải là developer nhưng hãy nhớ việc của developer là giải quyết bài toán. Và việc hiểu bài toán chính là bước đầu tiên để sau đó đưa ra giải pháp phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy developer phải như một người tư vấn về công nghệ, giải pháp. Nếu yêu cầu quá rõ ràng giải pháp được xác lập thì developer gần như không còn yếu tố tư vấn.
  • Không nên lạm dụng chuyện “chưa rõ, không làm”. Nếu chúng ta có thói quen sử dụng những câu “Anh/chị cứ viết rõ yêu cầu ra rồi tôi làm, yêu cầu này chưa rõ tôi chưa làm đâu”. Thì cần phải thay đổi và thay vào đó chúng ta nên sử dụng những câu “Yêu cầu này chưa rõ ở điểm này, điểm này… Nếu điểm này thế này, thì ta nên làm thế này… Nếu không thì ta nên làm thế này…” đó mới là cách hành xử của một developer đối với yêu cầu.
  • Ngoài ra developer được kỳ vọng là người chủ động tìm ra những vấn đề và đề xuất cải tiến về mặt kỹ thuật trong hệ thống, sản phẩm của tổ chức ví dụ như. “Hệ thống của chúng ta đang có điểm … Chưa ổn, nếu để lâu có thể gây ra tình trạng … Tôi đề xuất nên làm thế này”.
  1. Lời kết
  • Khi giải quyết các bài toán mặc định là việc của developer, việc chúng ta liên tục đóng góp các ý tưởng mang tính xây dựng sẽ cho thấy khả năng giải quyết vấn đề ngoài ra còn giúp chúng ta tăng cường tư duy và kiến thức khi gặp nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình sản phẩm. Tôi tin là mọi tổ chức đều thích có những developer như vậy
  • Trên đây là những suy nghĩ và chia sẻ ý kiến cá nhân của tôi về góc nhìn developer hay coder, hy vọng bài viết của tôi có thể giúp những anh em thấy mình đang một phần nào đó giống coder như tôi có những suy nghĩ tích cực và chủ động hơn trong công việc. Rất cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này và mình mong được mọi người đóng góp thêm ý kiến.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *