Nhân dịp được chị gái nhắc nhở tụi bây đi làm phải rạng rỡ xinh tươi tren-đì, và cũng là lúc chạy deadline viết bài EcoLabs, tui mở lại note hồi còn đi học để viết lại bài này, đúng như tít-le.
Năm 2019, trên mạng xã hội rộ lên hình ảnh một thiết kế kỳ lạ của thương hiệu Jacquemus. Đó là một chiếc túi xách tay bé tí xíu và được cộng đồng họ Đỗ tên Nghèo Khỉ mỉa mai rằng đó là cái túi duy nhất có thể đựng vừa số tiền mà họ có còn Kenh14 thì giật tít là đấy là túi đựng chôm chôm. Thế nhưng, chiếc túi búp bê Barbie dường như chỉ có tác dụng làm cảnh chứ không có đựng vừa được đồ này có giá tầm $520 (khoảng 12 củ). Vâng, 12 củ cho một chiếc túi chả để làm gì!
Những tưởng item xinh xắn cute này sẽ trôi vào dĩ vãng, hoặc không thì dăm bữa nửa tháng sẽ được các content creator lôi ra chế meme nhưng nào có như thế? Loài người cũng thật kỳ lạ. Một thời gian sau, chiếc túi này trở thành một trong những phụ kiện được săn đón bậc nhất, thậm chí còn được làm thành nhiều bản pha ke trôi nổi trên Taobao. Một thời gian sau của cái sau bên trên, sản phẩm này còn được nhà thiết kế học tập kế thừa, biến tấu các thứ và đến nay vẫn là một item “cục cưng” của không ít cô nàng.
Trên thực tế, có không ít những sản phẩm khiến chúng ta hoài nghi về thẩm mỹ của loài người. Song, có thật sự là như vậy hay đây là một kế hoạch đầy tỉ mỉ của các brand?
Đầu tiên, ra mắt một sản phẩm X nào đó mà trong mắt người bình thường nó phèn ẻ và chả có tính ứng dụng mẹ gì cả với mức giá trên trời, brand nhanh chóng nhận được sự chú ý của công chúng. Sau đó, họ book một loạt người mẫu, stylist có tiếng trong giới thời trang sử dụng sản phẩm X này với các kiểu phối đồ khác nhau, kết hợp với báo chí truyền thông tung hê rằng sản phẩm này đang dẫn đầu xu hướng! Ồ, và các người mẫu, stylist cùng giới đổ xô nhau đi mua về chụp ảnh để khoe trên MXH để tỏ ra mình không bị chậm trend.
Công chúng nghĩ rằng ừ thì thôi, họ làm thời trang đôi khi phong cách phải khác người một tí, và thế là brand lại vung tiền tài trợ trang phục cho người nổi tiếng nào đó có tầm ảnh hưởng, hoặc giàu nữa thì là ngôi sao hạng A trong showbiz để mang sản phẩm X lên thảm đỏ. À đấy, và thế là công chúng bắt đầu xuôi xuôi nghĩ rằng ừ cái sản phẩm dở hơi này nó thời trang thật. Nhưng mà vẫn đếch mua cơ! Rõ ràng, làm gì có ai bỏ 12 củ ra để mua cái thứ đấy?
Và đây là giai đoạn báo chí, truyền thông, quảng cáo lên sàn, cùng lúc đó brand cho phân phối sản phẩm ở khắp các store. Khi bạn đến store đó, nhân viên sẽ cũng sẽ nói với bạn rằng đây là best-seller của bên em. Sản phẩm X cứ như thế lặp đi lặp lại trong tâm trí công chúng rằng nó rất hot, rất thời trang, rất xịn… Chắc có không ít lần bạn rơi vào trường hợp là lúc đầu bạn nhìn thấy một vật và thấy nó xấu kinh hoàng, nhưng một thời gian sau vì có quá nhiều người lặp đi lặp lại rằng nó đẹp nên bạn cũng tin rằng nó đẹp. Hiệu ứng tâm lý này được sử dụng một cách rất kế hoạch và bài bản trong marketing, đương nhiên còn có nhiều yếu tố khác như visual merchandising, kỹ năng bán hàng của nhân viên,… nhưng về cơ bản nó đã thành công khơi gợi nhu cầu của đối tượng công chúng, một thứ nhu cầu mà họ chưa từng nghĩ đến.
Túm lại, tui thấy cũng same same mấy camp UGC mà chúng ta đang chạy ấy, nhưng ít nhất nó vẫn là đồ sử dụng được chứ không đến nỗi vô tri như cái túi kia phải hong? Làm người tiêu dùng giờ cũng vất vả quá đi, giữa hàng trăm sự lựa chọn, shortlist lại còn chục, rồi lại lo lắng liệu mình có đang bị brand dắt mũi không nữa :v