Color harmony _ Hòa sắc cơ bản

Màu sắc là cảm xúc. Các cách hòa trộn màu sắc khác nhau sẽ đưa ta tới những cảm xúc khác nhau. Không phải tự nhiên người ta đặt tên “màu nóng, màu lạnh”, mà nó thực sự khiến con người tăng cảm giác nóng, khi ở trong một không gian toàn màu đỏ, cam, và cảm thấy thư thái, mát mẻ hơn khi nhìn vào 1 bức tranh màu xanh lá với dòng suốt mát lành.

Tuy nghệ thuật là một một năng khiếu, không phải ai cũng có thể nắm vững một cách đại trà, nhưng cũng có những quy luật, giúp chúng ta hiểu về nguyên tắc phối màu. Bài viết này giúp bạn hiểu được nguyên tắc hòa sắc cơ bản sử dụng bánh xe màu (color wheel).

Bánh xe màu (Color Wheel) và Sự Hài Hòa Màu Sắc

Bánh xe màu sắc, còn được gọi là vòng tròn màu, là một công cụ cơ bản trong thiết kế và nghệ thuật. Nó giúp chúng ta hiểu và thực hành việc lựa chọn và phối hợp màu sắc một cách hài hòa và hiệu quả. Vòng tròn màu này chia thành 12 màu, biểu thị mối quan hệ giữa các màu sắc với nhau. Các màu sắc được chia thành ba cấp:

Màu nguyên thuỷ (PRIMARY COLORS): Bao gồm 3 màu sắc nguyên thuỷ là đỏ, vàng và xanh lam. Khi pha trộn với nhau, ba màu này tạo ra 12 màu còn lại.
Màu thứ cấp (SECONDARY COLORS): Bao gồm cam, xanh lá cây và tím. Chúng được tạo ra từ sự pha trộn giữa các màu nguyên thuỷ theo tỷ lệ 1:1. Ví dụ: (xanh lam + đỏ) = tím; (đỏ + vàng) = cam; (vàng + xanh lam) = xanh lá cây.
Màu bổ xung (TERTIARY COLORS): Gồm 6 màu, được hình thành bằng cách pha trộn giữa màu nguyên thuỷ và màu thứ cấp theo tỷ lệ 1:1. Các màu này bao gồm đỏ-cam, vàng-cam, vàng-xanh, lục lam, lam tím và đỏ tím.

Với vòng tròn màu, bạn có thể tìm ra sự kết hợp màu tốt nhất cho thiết kế của mình. Hãy thử áp dụng nguyên tắc phối màu như phối màu bổ túc, phối màu tương đồng, hoặc phối màu bổ túc bộ ba để tạo ra hiệu ứng thú vị cho tác phẩm của bạn!

  1. Monochromatic colors

Phối màu đơn sắc là một phương pháp thiết kế mà tất cả các màu trong bảng màu của bạn đều xuất phát từ một màu chính duy nhất. Để nói đơn giản hơn, bảng màu đơn sắc sử dụng chỉ một màu và các tông màu khác nhau của màu đó. Bảng màu đơn sắc không chỉ gây ấn tượng mắt mà còn dễ dàng triển khai trong thiết kế

Ví dụ:

2. Analogous

Cách phối màu tương đồng (Analogous Color Scheme) là một phương pháp thiết kế sử dụng ba màu sắc nằm kề nhau trên bánh xe màu. Cụ thể:

  1. Màu chính (Dominant Color): Đây là màu sắc chủ đạo, thường là màu nền của thiết kế.
  2. Màu hỗ trợ (Supporting Color): Màu này giúp tạo sự cân đối và hài hòa, thường nằm bên cạnh màu chính.
  3. Màu nhấn (Accent Color): Màu này được sử dụng để làm điểm nhấn, tạo sự phong cách cho thiết kế.

Ngoài ba màu chính, bạn cũng có thể kết hợp thêm đen, trắng và xám để tạo thêm sự đa dạng

Ví dụ cách phối màu tương đồng:

3. Complementary

Cách phối màu tương phản (Complementary Schemes) là một phương pháp thiết kế sử dụng cặp màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu. Đặc trưng của cách phối màu này là tính đối lập lớn, tạo nên sự ấn tượng và nổi bật. Chúng ta có thể sử dụng 2 cặp màu tương phản và điều chỉnh các sắc độ để tạo nên 1 thiết kế nổi bật và hợp lý.

Ví dụ:

4. Split Complementary

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-Complementary) là một kiểu phối màu sử dụng ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu, tạo thành một hình tam giác cân. Để tạo cách phối màu này, bạn cần kết hợp một màu chính với hai màu liền kề với màu tương phản của nó.

Ví dụ, bạn có thể chọn một màu chính và sau đó kết hợp với hai màu nằm cạnh màu tương phản của nó trên bánh xe màu. Điều chỉnh thêm sáng tối từ các màu đó kết quả sẽ là một bảng màu đa dạng, hài hòa và độc đáo

Ví dụ về cách phối màu bổ túc xen kẽ:

5. Triadic

Phối màu Triadic, còn được gọi là phối màu bộ ba, dựa trên vòng tuần hoàn màu của bánh xe màu sắc. Nguyên tắc này kết hợp ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu, tạo thành một hình tam giác màu sắc đều. Cách phối màu này đảm bảo sự cân bằng và hài hòa trong thiết kế, phù hợp cho những người mới bắt đầu hoặc muốn tạo ra trải nghiệm dễ chịu và thú vị cho khách hàng. Để áp dụng nguyên tắc phối màu Triadic, bạn có thể chọn ba màu sắc nằm cách đều nhau trên vòng tròn màu, ví dụ như đỏ, xanh lá cây và xanh lam

Cách phối màu này nó cũng có phần tương đồng với Split-Complementary và cho ra những màu sắc khá hài hòa.

Ví dụ:

6. Quadratic

Phối màu Quadratic, còn được gọi là phối màu bộ tứ, dựa trên vòng tuần hoàn màu của bánh xe màu sắc. Đây là phương pháp kết hợp bốn màu nằm ở bốn góc khác nhau của vòng tròn màu, tạo thành một hình vuông màu sắc đều. Để áp dụng phối màu Quadratic, bạn có thể chọn bốn màu sắc nằm cách đều nhau trên vòng tròn màu, ví dụ như xanh lá cây, đỏ, xanh biển và cam

Ví dụ điển hình cho cách phối màu Quadratic chính là logo Google đó bạn.

Trên đây là lý thuyết về cách phối màu sử dụng Color wheel. Lý thuyết là vậy còn hiện nay trên mạng chúng ta cũng có thể tìm thấy rất nhiều công cụ hỗ trợ giúp chúng ta chọn màu dễ và nhanh hơn. Dưới đây là 1 số trang web mà bạn có thể tham khảo:

https://color.adobe.com/create/color-wheel

https://coolors.co/

https://m3.material.io/styles/color/system/overview

Và còn rất nhiều công cụ khác giúp chúng ta có thể thiết kế một ấn phẩm. Chúc bạn thành công lựa chọn được những bảng màu ưng ý!

Related Posts