Multi-tasking: Hiệu quả hay không?

Có khi nào bạn thử làm nhiều việc cùng một lúc chưa? Bạn tự hào về việc bạn có thể vừa lướt TikTok vừa làm các công việc mà sếp giao hoặc vừa trả lời mail và song song đó là lướt Facebook,…. Liệu các điều trên có thực sự đáng để coi đó là “siêu năng lực”?  Bởi vì máy tính là công cụ làm rất tốt việc này nó có “bộ não” siêu khủng mà con người không thể sở hữu. 

Tôi tự hỏi Multi-tasking ( khả năng làm nhiều việc cùng lúc) có thật sự tốt hay nó là “con dao hay lưỡi” mà bạn nên cẩn thận, bây giờ cùng tôi tìm hiểu sự thật và giải đáp thắc mắc liệu Multi-tasking có hiệu quả hay không nhé!

Tầm quan trọng của Multi-tasking

Multi-tasking là kỹ năng được ưa chuộng trong các công ty. Chúng có nhiều mặt ưu điểm và có cả hạn chế:

Về ưu điểm của Multitasking

  • Tiết kiệm được thời gian: Khả năng này giúp bạn làm hai việc cùng một lúc và tiết kiệm được khá nhiều thời gian, đồng nghĩa với bạn dành một khoảng thời gian để làm hai việc chứ không phải dành gấp đôi thời gian để làm lần lượt hai việc đó.
  • Tăng khả năng thích nghi: Bạn có thể chia được 2 bán cầu não trái và phải, khi thường xuyên áp dụng khả năng này thì bạn sẽ luyện được khả năng xử lý tình huống một cách linh hoạt và nhanh nhạy.
  • Tăng sự sáng tạo: Nhờ việc kết hợp cùng lúc các công việc với nhau, tôi nghĩ bạn sẽ có nguồn cảm hứng mới mẻ mà trước giờ bạn chưa nghĩ ra.
  • Tăng hiệu suất: Một ngày bạn sẽ có thể làm được rất nhiều việc mà trước đây bạn phải mất nhiều ngày để hoàn thành chúng.
  • Giảm thiểu chi phí: Đối với công ty có một nhân viên có khả năng Multi-tasking có giá trị rất nhiều, sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên nhiều nhân viên khác.
  • Giảm căng thẳng: Một số người lấy công việc để quên đi sự mệt mỏi, nên làm nhiều việc cùng lúc sẽ giúp họ không tập trung vào những thứ làm họ căng thẳng, nhưng điều này tôi không khuyến khích thì nó có nguy cơ stress do quá sức.

Về mặt hạn chế của Multitasking:

Các mặt lợi ích nghe vô cùng là hấp dẫn và ai cũng sẽ mong muốn mình sở hữu được khả năng đặt biệt này. Nhưng cũng phải nhìn vào các “tác dụng phụ” khi sở hữu Multitasking. 

  • Mất tập trung và xao nhãng: Khi làm cả hai việc cùng một lúc bạn phải chuyển đổi từ việc kia thì bạn sẽ rất dễ bị mất tập trung và bị xao nhãng bởi các thông báo từ Facebook hoặc TikTok,…
  • Có nguy cơ sai sót: Khi làm quá nhiều viêc cùng một lúc bạn chắc chắn sẽ bị rối và lẫn lộn từ việc này sang việc kia, có các công việc cần đến sự tỉ mỉ và cần sự chính xác tối đa thì tốt nhất đừng áp dụng Multitasking.
  • Sắp xếp không hiệu quả: Bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu, đôi lúc không biết ưu tiên việc quan trọng nào trước và nên kết hợp với việc phụ gì cho phù hợp.
  • Mệt mỏi căng thẳng: Các công việc bị chồng chéo với nhau não bộ thật sự không kịp suy nghĩ và phân tích, gây ra các tình trạng stress và rất dễ bỏ cuộc.

Multi-tasking như thế nào cho đúng?

Thật sự chỉ có số ít người có Multitasking được và trên thế giới chỉ có 2% và có thể sẽ có rất nhiều sai số. Multitasking cần rất nhiều yếu tố và công việc mà bạn cần làm, hãy dùng nó một cách hợp lý.  Vậy nếu bạn cần Multitasking thì như thế nào là đúng và hợp lý.

  1. Liệt kê và nhận diện: Khi chuẩn bị Multitasking thì bạn nên liệt kê ra các công việc mà ngày đó bạn cần làm ưu tiên những việc đơn giản, lặp đi lặp lại nếu nhuần nhuyễn thì bạn hãy tăng thêm nhiều thử thách khó khác. Ví dụ như kết hợp giữa việc vừa nghe nhạc vừa lướt facebook,… Tránh làm những việc quan trọng khi mới bắt đầu nếu không muốn xảy ra sai số và xấu nhất là phải làm lại.
  2. Lập kế hoạch và gộp công việc: Chia nhỏ các công việc, sắp xếp chúng hợp lý, sử dụng các công cụ lịch trình,… Cố gắng chọn lọc và gộp các công việc tương tự với nhau.
  3. Rèn luyện tập trung: Bạn nên tắt các thiết bị gây mất tập trung, tắt các thông báo từ mạng xã hội, tự rèn luyện sự tập trung tại nhà theo nhiều cách, tránh xa những nơi ồn ào khi bạn là người mới bắt đầu.
  4. Sức khoẻ và tinh thần: Ngủ đủ giấc để giúp não bộ được hoặc động minh mẫn, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Ăn uống đủ chất và bổ sung những thực phẩm vitamin giúp não bộ phát triển. Tập thể dục giúp lưu thông máu để có một sức khoẻ tốt. Quan trọng nhất là đừng để rơi vào trạng thái căng thẳng hãy nghĩ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi.
  5. Luyện tập: Thường xuyên luyện tập não bộ, giúp não bộ của bạn quen việc Multitasking.

Nếu bạn có khả năng đặt biệt trên thì bạn quả là có bộ não phi thường, những lợi ích đáng ngưỡng mộ mà nhiều nhà tuyển dụng mong muốn, nhưng nó là “con dao hai lưỡi” hãy cẩn thận với những “tác dụng phụ” của nó.

Related Posts