Trong phần 1, người viết đã giới thiệu về Issue Tree, các lợi ích và cấu trúc của Issue Tree. Trong phần này, mời quý tìm hiểu tiếp các Nguyên tắc, Phương pháp xây dựng Issue Tree cùng Case Study.
4. Nguyên tắc MECE trong xây dựng Issue Tree
Nguyên tắc MECE đã được áp dụng vào quá trình xây dựng Issue Tree để tạo ra một mô hình Issue Tree tối ưu
- ME (Mutually Exclusive): không trùng lặp
- Collectively exhaustive (CE): không bỏ sót
(Nguồn: https://igotanoffer.com/)
5. Phương pháp xây dựng Issue Tree theo nguyên tắc MECE
Có 5 phương pháp cốt lõi:
Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong 5 phương pháp này để tạo ra mô hình Issue Tree. Và trong thực tế, 5 phương pháp này thường được kết hợp với nhau trong cùng một Issue Tree để tìm ra và giải quyết vấn đề một cách tối ưu hơn.
6. Các bước xây dựng Issue Tree và Case Study
- Bước 1: Xác định vấn đề một cách cụ thể
- Bước #2: Chia nhỏ vấn đề thành lớp đầu tiên bằng một trong 5 Phương pháp xây dựng Issue Tree
- Bước # 3: Tiếp tục chia nhỏ lớp thứ 2 (và thứ 3 và thứ 4) từ lớp thứ nhất bằng một trong 5 Phương pháp xây dựng Issue Tree
*Case Study
Một công ty tư vấn quản lý muốn tăng chất lượng của nhân viên mới. Giải pháp đề xuất là gì?
Bước 1: Xác định cụ thể vấn đề
– Xác vào vấn đề chính, tập trung vào từ khóa chất lượng, nhân viên mới, giải pháp
– Giả định, công ty yêu cầu:
- Chất lượng = Mức độ thực hiện tốt công việc ngay khi nhân viên mới nhận việc dựa trên đánh giá của quản lý trực tiếp
- Nhân viên mới = Những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học
- Giải pháp= mọi giải pháp có thể
Bước #2: Chia nhỏ vấn đề thành lớp đầu tiên bằng một trong 5 Phương pháp xây dựng Issue Tree
Việc chọn Phương pháp từ 5 Phương pháp xây dựng Issue Tree là cực kỳ quan trong, nó sẽ quyết định đến chất lượng của Issue Tree
Ở lớp đầu tiên của Issue Tree, “Phương pháp quy trình” được sử dụng vì:
- Mô tả quy trình tuyển dụng cụ thể và thực tiễn (practical) hơn các phương pháp còn lại
- Cung cấp thông tin có chiều sâu và rõ ràng hơn (insightful) “Phương pháp từ trái nghĩa” và “Phương pháp từ phân đoạn”
- Vấn đề cần giải quyết không liên quan đến số liệu nên loại “Phương pháp đại số”
Bước # 3: Tiếp tục chia nhỏ lớp thứ 2 (và thứ 3 và thứ 4) từ lớp thứ nhất bằng một trong 5 Phương pháp xây dựng Issue Tree
Tiếp tục chia nhỏ các lớp đến khi đi đến vấn đề/giải pháp “tối giản”
→ Mô hình Issue Tree hoàn chỉnh
Cuối cùng, Issue Tree là công cụ cực kỳ có lợi cho việc giải quyết vấn đề, đặc biệt là vấn đề phức tạp. Sử dụng Issue Tree giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc rễ, từ đó giải quyết vấn đề thành công và triệt để hơn.
Mỗi cách xây dựng Issue Tree sẽ đưa đến các cách phân tích và giải quyết vấn đề khác nhau. Vì vậy, Issue Tree cần tuân theo nguyên tắc MECE để có được sự phân tích đúng hướng; không sự thiếu sót; không trùng lặp vấn đề.
Có thể kết nhiều hơn 1 Phương pháp xây dựng Issue Tree từ 5 Phương pháp đã để cập để tạo ra một mô hình Issue Tree tối ưu.