Trong cuộc đời của một người làm sản phẩm, chắc hẳn phải có ít nhất một thời điểm nào đó chúng ta đứng trước nhiều sự lựa chọn cho “đứa con” của mình và cần trả lời câu hỏi: Lựa chọn nào phù hợp ở thời điểm hiện tại?
Ai sẽ là người trả lời câu hỏi trên cho chúng ta?
- Designer?
- Business Analyst?
- Product Manager/Product Owner?
- Hay C level?
No no. Người dùng của chúng ta sẽ đưa ra đáp án. Bằng cách nào?
Dưới đây là 4 phương pháp Validate products thường được sử dụng
- In-app Micro Survey
- Thực hiện:
- Thực hiện một survey ngắn để khảo sát nhu cầu của user về tính năng mong muốn
- Chia nhóm người dùng thành 2 tập khác nhau bằng một tiêu chí không liên quan đến nhu cầu sử dụng hay hành vi của người dùng (vd: đuôi số điện thoại, tên bắt đầu bằng chữ cái X,…)
- Hỏi 2 tập người dùng bằng 2 câu hỏi khác nhau
- Đánh giá
- Ưu điểm: Có thể thu thập được nhu cầu của người dùng và từ dữ liệu trả về, có thể so sánh mức độ quan tâm của người dùng với tính năng nào cao hơn thì sẽ dưa vào phát triển
- Nhược điểm: cần khảo sát trên nhiều người, mất công làm nhiều option
- Fake Door Testing
- Thực hiện:
- Ra mắt tính năng fake dạng hiển thị mà chưa ra mắt để test nhu cầu của người dùng
- Các dạng hiển thị: button, in-app noti, banner,…
- Đánh giá
- Ưu điểm: Test nhanh được nhu cầu của người dùng, tránh làm những thứ người dùng không cần
- Nhược điểm: nếu fake quá nhiều, người dùng sẽ không còn tin nữa (như câu chuyện Chú bé chăn cừu)
- A/B Testing
- Thực hiện:
- Chia nhóm người dùng thành nhiều tập khác nhau bằng một tiêu chí không liên quan đến nhu cầu sử dụng hay hành vi của người dùng (vd: đuôi số điện thoại, tên bắt đầu bằng chữ cái X,…)
- Đối với mỗi người dùng, chỉ cho sử dụng một option được chỉ định
- Cung cấp các option thiết kế, sau đó so sánh kết quả Conversion Rate/task complete rate giữa các option
- Đánh giá
- Ưu điểm: có thể khảo sát nhu cầu và hành vi của người dùng chính xác nhất, không nhất định phải code, có thể sử dụng Usability testing
- Nhược điểm: tốn thời gian, mất công làm nhiều option, tốn chi phí
- First Click Testing
- Thực hiện:
- Đo lường thành phần user click vào đầu tiên để biết ý định của người dùng đối với từng phần trên ứng dụng
- Gắn event tracking cho các thành phần cần đo lường
- Đánh giá
- Ưu điểm: test toàn bộ người dùng của sản phẩm
- Nhược điểm: tốn công dev code event tracking
Dù sử dụng cách nào để trả lời cho câu hỏi ở đầu bài viết, thì kết luận chung vẫn là: Ưu tiên làm những tính năng/chức năng mà phần lớn người dùng có nhu cầu.
Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ loại bỏ những option khác. Hãy đưa chúng vào backlog và “lôi” ra dùng ở một thời điểm thích hợp hơn.