Thời buổi hiện tại đi phỏng vấn vị trí nào cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm và làm BA cũng không phải là một ngoại lệ vì bạn cần có kinh nghiệm để có thể làm được những việc trong JD yêu cầu.
Do đó để làm BA, việc đầu tiên là mình phải hiểu công việc cần gì. Khi đã mường tượng được những gì phải làm, chúng ta sẽ mapping với những kinh nghiệm
Cũng là một tay ngang khi học 1 nghành và ra trường làm 1 việc, cộng với việc phải thử và đi phỏng vấn khá nhiều thì mình cũng rút ra được những yêu cầu cơ bản cần phải có khi muốn làm Business Analyst.
Bài này mình sẽ sắp xếp lại theo góc nhìn của bản thân. Từ đó,mọi người có sự chuẩn bị tốt hơn khi apply vị trí này.
- Điều đầu tiên để có thể mạnh dạn đi phỏng vấn, bạn cần phải biết được giữa kinh nghiệm của bản thân và yêu cầu công việc, phải ăn khớp với nhau. Chứ bạn không thể lấy kinh nghiệm của 1 người chuyên đi tổ chức sự kiện để apply vào vị trí BA được. Do đó, đầu tiên phải biết chúng ta có gì.
- BA yêu cầu những gì?
Trong tất cả các JD tuyển dụng Business Analyst chúng ta đều có thể thấy được những điểm chung:
- Thu thập yêu cầu từ Stakeholder, user.
- Viết tài liệu, đặc tả.
- Vẽ được wireframe, mockup
- Làm việc trực tiếp với Scrum team.
- Thực hiện UAT
- Demo sản phẩm, tính năng cho stakeholder.
- Có domain knowledge về 1 nghành nào đó mà công ty yêu cầu
- Thuần thục Agile/ Scrum framework.
Đây là ví dụ điển hình về một JD Business Analyst. Đó là những đầu việc một người BA sẽ phải làm. Để làm được những điều trên thì chúng ta cần 1 số kỹ năng như:
- Thu thập yêu cầu từ stakeholder => Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, thuyết trình,…
- Viết tài liệu.
- Làm việc với các stakeholders => Kỹ năng làm việc nhóm
- Hiểu nghiệp vụ => Hiểu được các nghiệp vụ mà công ty, dự án yêu cầu
- Domain Knowledge => Có sự hiểu biết về đặc thù các nghành nghề như banking, ecom, finance,….
- Có kiến thức về công nghệ => Hiểu cách hoạt động của một application, web app hay mobile app.
- Thiết kế wireframe, prototype => Kiến thức căn bản về UX/UI và sử dụng được các tool như FIgma, Balsamiq,…
- Năm được quy trình làm việc => Kiến thức về Agile/ Scrum framework, waterfall,…
Với những yêu cầu trên, để thực hiện hóa được mong muốn làm Business Analyst, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để đáp ứng được các yêu cầu trên như. Ngoài những kĩ năng mềm mọi người có thể tự trau dồi và tập luyện ra như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm thì để nâng cao chuyên môn và trải nghiệm mọi người có thể đăng kí những khóa học cơ bản về BA để nắm rõ hơn trong 1 dự án chúng ta cần làm những gì.
Phải thử rồi mới biết. Đừng ngại chuyện không có kinh nghiệm. Giờ không chỉ BA, mà các ngành nghề khác cũng vậy, cũng không quá yêu cầu kinh nghiệm như trước nữa.