Hiểu về trọng lượng thị giác trong thiết kế
Trọng lượng thị giác là cách mắt chúng ta nhận thức trọng lượng của một vật thể ngay cả khi chúng ta không thực sự “cân” nó. Trọng lượng thị giác được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố giúp tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người dùng đến những phần quan trọng. Bằng cách sử dụng các phương pháp luận như kích thước (size), màu sắc (color), độ tương phản (contrast), độ sáng/ tối (lightness/ darkness), và khoảng cách (space) để tạo ra một bố cục trực quan hấp dẫn, hướng dẫn người dùng đi đúng hành trình mong muốn.
Trong một số trường hợp, trọng lượng thị giác rất dễ dàng được nhìn thấy như các vật thể lớn hơn nhìn có vẻ nặng hơn các vật thể nhỏ hơn trên giao diện.
Các màu sắc đậm hơn trông có vẻ nặng nề và nổi bật hơn những màu khác.
Trọng lượng thị giác gắn chặt với tính đối xứng. Để đạt được tính đối xứng và cân bằng trong thiết kế, bạn phải làm cho các vật thể trông có vẻ cân bằng về trọng lượng thị giác. Hoặc nếu không muốn nhấn mạnh vào những đối tượng khác trên giao diện, bạn phải loại bỏ sự cân bằng một cách có chủ đích để tạo ra hệ thống phân cấp trực quan chuyển trọng tâm sang các khu vực mà bạn muốn. VD nè hehee
Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến trọng lượng thị giác.
1. Màu sắc.
Màu sắc là một phần quan trọng của thiết kế và ngay cả trong các thiết kế đơn giản với các tone trung tính như Đen, Trắng và Xám. Việc thiếu màu sắc cũng tạo nên sự nổi bật nhất định. Màu sắc có nhiều đặc tính có thể ảnh hưởng đến trọng lượng hình ảnh của đối tượng so với các đối tượng khác trong thiết kế, chẳng hạn như độ bão hòa (Satuaration), độ sáng/ tối (Brightness/ Darkness) và Hue (thực sự thì mình không biết nên dịch Hue sang tiếng Việt như thế nào, về cơ bản nó là màu sắc thuần túy và nhìn mắt thường sẽ thấy màu hơi neon một chút, có sắc độ cao nhất)
Hầu hết những gì trực giác “nói với” chúng ta về màu sắc đều đúng. Quoaoooooo. Có vẻ như theo bản năng thì chúng ta đều biết màu này nặng hơn màu kia. Màu tối cũng có nhiều ấn tượng hơn so với các màu sáng hay màu nhẹ nhàng (trong đa số trường hợp).
Tuy nhiên còn có một số đặc tính màu sắc rõ ràng hơn về tác động của chúng lên trọng lượng thị giác. VD màu đỏ đậm hơn (nhiều Darker hơn) sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn màu vàng hoặc màu cam có độ bão thấp hơn (ít Saturation hơn).
Và để cố gắng cân bằng thiết kế, bạn có thể đặt nhiều vật thể để tạo ra một khu vực có độ phức tạp về mặt thị giác hơn. Chứ là tôi thì tôi vẫn thấy màu đỏ nặng hơn đó, vì trong ví dụ tôi cố kéo nó to hơn 🙂 ???
2. Kích thước.
Cá nhân mình đánh giá Kích thước là một yếu tố trọng lượng trực quan rõ ràng nhất. Bởi vì trong thế giới vật chất, một vật thể có kích thước lớn hơn vật thể khác (trong trường hợp chúng cùng loại) sẽ tự nhiên nặng hơn và chiếm nhiều không gian vật lý hơn. Tiêu đề lớn, hình ảnh lớn sẽ thu hút sự chú ý hơn so với chữ nhỏ, hình ảnh nhỏ, etc…
Note: Sẽ có nhiều câu hỏi như 1kg sắt và 1kg bông gòn cái nào nặng hơn. Về vật lý thì 2 tụi nó bằng nhau và đều bằng 1kg, tuy nhiên về tâm lý học thì đa số sẽ thấy 1kg sắt nặng hơn và về thị giác thì chắc chắn 1kg bông gòn nhìn to hơn. Mình sẽ chưa nói đến vấn đề tâm lý học và vật liệu trong bài này bởi nó khá dài và thuộc về một nhánh khác trong Design.
3. Tỷ lệ, mật độ, độ phức tạp.
Trong thế giới vật lý, những vật thể đặc (hoặc được nén chặt hơn)sẽ nặng hơn những vật thể ít đặc hơn, phân tán hơn. Chúng ta có thể tạo ra hiệu ứng tương tự trong các thiết kế bằng cách sử dụng ít khoảng trắng hơn giữa các đối tượng.
Nói cách khác, khi chúng ta muốn tạo cảm giác nặng nề, dày đặc cho một thiết kế, chúng ta có thể sắp xếp các yếu tố gần nhau hơn, giảm thiểu khoảng trống giữa chúng.
2 poster sử dụng collage art, tuy nhiên bên trái nhìn có vẻ nặng hơn vì ít khoảng trắng hơn. Thiệt xinh hehee
Trường hợp này ta không áp dụng Visual weight để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người xem, bởi trong bức collage art chứa hình ảnh bàn tay, ly rượu sẽ thu hút hơn so với hình còn lại, nó được đặt trên nền trắng và đứng riêng lẻ, trong không gian xung quanh nó không có nhiều phần tử do đó khiến hình ảnh bàn tay và ly rượu trở nên thực sự nổi bật và thu hút sự chú ý của người xem, nó chỉ “nhẹ” hơn hình còn lại thôi.
4. Hình dạng.
Hình dạng độc đáo, khác biệt sẽ có trọng lượng thị giác lớn hơn.
5. Vị trí.
- Vị trí trung tâm, trên cùng hoặc dưới cùng của bố cục thường có trọng lượng thị giác lớn hơn.
- Ví dụ: Tiêu đề thường được đặt ở vị trí trung tâm, nút kêu gọi hành động thường được đặt ở cuối trang.
6. Khoảng trắng.
- Khoảng trắng xung quanh một yếu tố có thể làm tăng trọng lượng thị giác của nó.
- Ví dụ: Hình ảnh được đặt giữa một khoảng trắng lớn sẽ thu hút sự chú ý hơn so với hình ảnh được đặt sát cạnh các yếu tố khác
Trên đây là 6 yếu tố ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng thị giác, mọi người cùng tham khảo và bình luận nhen. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian. 😊