Bài này chủ yếu tập trung vào việc làm sao để tư duy nhanh, gọn, lẹ, đơn giản, hiệu quả. Và nó chỉ là kinh nghiệm cá nhân cũng như là quan điểm cá nhân. Anh chị em take it easy nhé. Title cũng là vui thôi. Mình sống đơn giản thì người khác sẽ thấy đơn giản theo, hy vọng vậy.
Hầu hết mọi người từ khi bắt đầu có tư duy, sẽ phát hiện ra chúng ta thực sự có nhiều vấn đề trong cuộc sống bắt buộc chúng ta phải lựa chọn, mà tôi tin rằng, cuộc sống nở hoa hay bế tắc, hầu hết đến từ việc chúng ta lựa chọn như nào. Life is a choice, a bunch of choices. Hồi bé, chúng ta phải lựa chọn giữa việc ăn cơm hay ăn đòn. Lớn lên, chúng ta phải lựa chọn giữa đi học tiếp hay đi làm. Già hơn 1 chút, bắt đầu phải lựa chọn kiếm tiền hay ăn bám, làm chồng hay làm vợ (yes, cuộc sống cho phép chúng ta flexible lựa chọn việc này). Thậm chí, trong 1 lúc, cuộc sống nó cho chúng ta 1 mớ lựa chọn, 1 mớ bòng bong mà chọn cái nào cũng có cơ hội ăn shit cả, chỉ là cái nào xác suất cao ăn nhiều hơn 1 chút thôi. Tuyệt vời. Vậy thì chúng ta nhận ra, tới lúc phải sắp xếp mọi thứ vào 1 trật tự của nó, trải nghiệm nó, phân loại nó, chơi nó – hoặc để mặc cho nó chơi mình, và nhớ nó hoặc quên nó đi. Đây cũng là 1 lựa chọn đấy, thấy ko? Lựa chọn chiến hay lựa chọn give up, đều là lựa chọn phù hợp, chả có cái nào đúng hay sai. Nhưng nếu bạn chọn chơi nó, thì đọc tiếp nhé.
Đây là một framework mà mình thấy rất tâm đắc vì nó khá đơn giản để nhìn và hiểu ngay lập tức. Và cũng rất dễ nhớ. Tên nó là CYNEFIN FRAMEWORK BY DAN SNOWDEN – Dịch nôm na là khung Cynefin của Đan Nâu Đần.
Khung này chia sự việc trên đời làm 4 thể loại: Simple, hay còn gọi là Obviously, kiểu: Dễ thế mà còn phải hỏi à? ; Complicated: Phức tạp nhỉ. Hơi lòng vòng đấy; Complex: Rối rắm, đan xen; và Chaotic: Loạn xạ ngậu ko còn thấy đường nữa rồi :-S
Mà tại sao phải dùng cái bảng này? À, vì nó có frame, và nó có chỉ dẫn luôn phải làm gì trong từng case đó. Đi từng cái nhé.
- Simple/Obviously:
Cái này quá đơn giản. Nhìn 1 cái là thấy đích đến luôn, thấy vấn đề luôn. Đây là khu vực của Know know. Biết hết mọi thứ cần biết.
Đang đau bụng? Uống berberin.
Có bầu? Cưới
Công thức của chỗ này là: Tìm hiểu vấn đề (sense) – Phân Loại vấn đề (categorize) – Giải quyết (response) dựa trên kinh nghiệm đã biết, đã thực hành hiệu quả trước đó (hay còn gọi là best practice)
2. Complicated:
Chỗ này hơi hơi khó, cái đích đến nó cũng ngoắt nghéo, ko nhìn thấy rõ lắm. Trước khi tới được đích đến thì vẫn phải dọn dẹp 1 số thông tin thừa, tập trung vào main point. Đây là khu vực của Know unknow – tôi biết những gì tôi chưa biết, và tôi on the way biết nó. Sau khi đã biết, thì lập tức có kinh nghiệm, lúc này gọi nó là good practice luôn. Oách.
Ví dụ như kiểu:
Nhân viên tôi không thể hoàn thành công việc này? Vì sao? Vì team finance chưa gửi chứng từ. Vì sao team finance chưa gửi? Vì nhân viên tôi đã không remind deadline. Vì sao nhân viên tôi lại thiếu sót việc quan trọng vậy? Vì: (1) tôi đã không chỉ dẫn và nghiêm khắc yêu cầu việc này; (2) vì nhân viên tôi thiếu năng lực quản trị công việc cá nhân >>> Về train lại nó, hoặc thôi, xuống làm nhân viên đi chứ tôi cũng ko đủ năng lực quản lý >.<
Công thức là: Tìm hiểu vấn đề (sense) – Phân tích vấn đề (analyze) – Giải quyết (response) dựa trên kiến thức từ sách vở, google, hoặc hỏi đứa nào có best practice rồi làm theo, cho lẹ. Sau này mình rút kinh nghiệm rồi biến nó thành best practice cá nhân sau.
3. Complex:
Oh, khúc này thì các quan hệ nhân quả bắt đầu đan xen nhau. Quá nhiều mệnh đề, vấn đề đập vào mặt tôi và yêu cầu tôi ra quyết định, còn tôi thì đang méo hiểu chuyện gì. Tôi đang rơi vào khu vực “unknow unknow”. Ủa, rồi làm gì? Tầm này mà tôi ra quyết định thì thằng sếp nó có chửi tôi không nhỉ? Hay, nó cũng đang hoang mang y chang tôi, chả qua là mặt lạnh hơn tôi tí thôi :))))
Mạnh mẽ lên mấy má. Ai mà chả có lúc bị rơi vào khu vực hạn chế tầm nhìn. Sếp, hay sếp của sếp, hay thậm chí bố của sếp, cũng từng vậy cả. Quan trọng là vượt qua được hay ko thôi. Mà, làm sai thì sao? Nghỉ việc là cùng, ko thì cùn, nhận sai rồi rút kinh nghiệm là xong. Bạn mà nghỉ việc thì sếp bạn cũng lo vãi ra mà. (hm… càng viết càng thấy phản động).
Rồi, lúc này là lúc bạn lựa chọn thò cái chân nào ra trước, để mà nhảy vào vấn đề, để mà bắt đầu Thăm dò xem vấn đề thực sự là cái gì. Nó bắt nguồn từ đâu, từ lúc nào, từ ai, tại sao. Sau đó hãy cho phép bản thân và đội nhóm của mình đưa ra 1 giải pháp A với 1 kết quả expect vừa phải, nhưng PHẢI NHANH. Nhanh sai, thì nhanh sửa. Đừng bao giờ đã đi thăm dò lại còn đặt mục tiêu to tổ bố, ngốn 1/3 thời gian rồi ko kịp sửa gì đâu. Và đừng quên, nghĩ thêm trong đầu 1 phương án B – phương án này tốt nhất nên start luôn song song với A để còn backup nhau. Rồi. sau khi thăm dò và khám phá vấn đề, cho phép mình sai xong, thì lúc này là lúc Xử lý nó và đưa nó về khu vực Know unknow (complicated). Dễ không? Tự viết tự cảm thấy dễ vãi.
Mà ví dụ cho cái này thì cũng khá là complex nên thôi bỏ qua nhá.
4. Chaotic: Hỗn loạn.
Cả team bắt đầu 1 project mới, quá mới so với know how và exp của bất kỳ ai. Cả team mò mẫm, làm, sai, sửa, làm. Tất cả vấn đề về timelines, quality, communication, money, staff đều cùng lúc đan xen, rối rắm, ko ai biết việc này ai đang làm, ai đang quyết. Chạy tới chạy lui. Thôi chỗ này là ko có know hay unknow gì luôn. Cơ mà mục tiêu lúc này lại cực kỳ đơn giản: Cái gì đang work thì cho nó work, cái gì rối rắm đi kèm theo thì mình đưa nó về trật tự.
Haha. Kiểu, 1000 con Mỹ Hầu Vương đang múa kiếm còn mình phải căng mắt ra tìm con thật. Vì cỡ nào cũng sẽ có dấu hiệu nhận biết mà chộp lấy, rồi tập trung xử lý nó thôi. Mấy cái còn lại sẽ tự động vào trật tự cả. Ko phải nghĩ nhiều làm gì.
Công thức hả? Làm gì có công thức. Nhảy vào, lặn ngụp vào nó, hiểu nó, nói ngôn ngữ của nó, thì mới tìm ra nó. Tìm ra rồi, thì đưa nó về dần Complex rồi tới Best Practice, vậy thôi.
Dễ nhỉ. Tư duy đơn giản, lựa chọn cũng đơn giản nốt. Nghĩ nhiều làm gì. Do it!