NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP TRONG CÔNG VIỆC

Hàng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp … trong những hoàn cảnh và tình huống rất khác nhau, vì những mục đích cũng rất khác nhau (trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục họ …) Trong quá trình giao tiếp này một lời nói, một cử chỉ có thể tạo ra những ấn tượng tốt đẹp,  sự tin cậy và mang đến cảm xúc tích cực nhưng cũng có thể làm mất lòng nhau. Vậy làm sao để chúng ta có thể giao tiếp hiệu quả?

1. Những rào cản khiến giao tiếp kèm hiệu quả.

  •  Rào cản về ngôn ngữ: Sự khác biệt về vùng miền, khác biệt về công việc dẫn đến vô tình chúng ta đã sử dụng những ngôn ngữ phức tạp hoặc ngôn ngữ chuyên ngành => khiến người nhận thông tin khó hiểu.
  • Không có sự chuẩn bị: trình bày thông tin theo bản năng, thiếu chuẩn bị về thông điệp khiến cho nội dung có thể trở nên lộn xộn, không logic và không đi đúng vào trọng tâm cần truyền đạt.
  • Trạng thái cảm xúc của người giao tiếp sẽ quyết định thông tin nào được chọn lọc tiếp nhận hoặc bị bóp méo.
  • Bối cảnh xảy ra giao tiếp cũng gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình giao tiếp, những sóng nhiễu như tiếng ồn, sự bàn tán của số đông, thời tiết, khí hậu … đều ít nhiều có gây ảnh hưởng đến giao tiếp

2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

2.1 Đối với người nói:

  • Xác định được mục đích – thông điêp muốn trình bày.
  • Xác định được chân dung người nhận thông điệp.

=> Từ đây chúng ta sẽ đưa ra được bộ quy chuẩn về: thái độ, lời nói cử chỉ, biểu cảm sắc thái của bản thân đối với người nhận thông điêp

  • Chuẩn bị nội dung:

+ Ngắn gọn, rõ ràng.

+ Từ ngữ thông dụng, dễ hiểu.

+ Thông tin đưa ra chính xác, xác định được nguồn gốc thông tin.

+ Chọn lọc được thông tin mới hoặc thông tin có sự khác biệt với những thông tin đã có.

+ Lý giải được sự mâu thuẫn giữa các thông tin (nếu có).

  • Trình bày hiệu quả với công thức:

2.2 Đối với người nghe:

  • Cân nhắc đánh giá và đưa ra quan điểm.
  • Điểm lại các ý chính.
  • Quan sát người nói và dành thời gian lắng nghe.
  • Không tập trung vào lỗi của người nói để phán xét và không vội kết luận vấn đề.
  • Phản hồi, phản ứng tích cực và khuyến khích người nói.

Vì  giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách của chính mình. Vậy nên hy vọng chúng ta sẽ đều có được được kỹ năng giao tiếp hiệu quả, để tạo ra được những mối quan hệ trong công việc, kinh doanh những mối quan hệ thân thiết và nâng cao được  uy tín bản thân.

Cảm ơn mọi người đã ở lại và đọc những chia sẻ này ạ….S2.

Related Posts