Quản lý sự phức tạp của sản phẩm

Nhìn chung thì các sản phẩm sau một thời gian dài phát triển đều sẽ trở nên quá phức tạp và khó tiếp cận, khó làm quen. Vậy làm thế nào để khiến sản phẩm trở nên “đơn giản hơn” hay “tối ưu sự phức tạp hơn”, mời các anh chị em dành chút thời gian xem vài trang chia sẻ dưới đây !

1. Định nghĩa “sự phức tạp”

Khái niệm về “Sự phức tạp” của sản phẩm có thể được xem xét dưới nhiều góc độ như Thiết kế, Kỹ thuật, Công nghệ… Nếu cân nhắc dưới góc độ Thiết kế, một sản phẩm phức tạp có thể nhận thấy bởi:

  • Số lượng tính năng được thiết kế và lồng ghép trong sản phẩm (Griffin 1997)
  • Số lượng các module và mức độ độc lập/liên quan của các module với nhau (Kaski & Heikkila 2002)

Đến cuối cùng, mọi sự phức tạp (số lượng lớn các tính năng, tiện ích, lựa chọn…) đều sẽ dồn về phía khách hàng – những người đã yêu cầu sản phẩm phải được “cải tiến” để đáp ứng hết các nhu cầu đặc thù. Các nhà sản xuất coi việc bổ sung tiện ích, thiết lập, tùy chọn… là “đưa quyền chủ động kiểm soát vềtay người dùng”, tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của việc đùn đầy sự phức tạp về phía người dùng.

2. Tại sao sản phẩm trở nên phức tạp?

Không một nhà phát triển nào muốn tạo ra một sản phẩm phức tạp ngay từ đầu, tuy nhiên mọi sản phẩm đều dần trở nên phức tạp sau một giai đoạn phát triển và nâng cấp liên tục, nhằm:

  • Bổ sung tính năng khác biệt, ưu việt cho sản phẩm và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
  • Chiếm lĩnh thị phần và gia tăng lợi nhuận kinh doanh

Có 3 con đường phổ biến nhất dẫn đến một sản phẩm trở nên quá phức tạp:

  • Merge: hợp nhất nhiều mục đích , tính năng vào sản phẩm
  • Niche focused: phát triển đặc thù theo từng đối tương khách hàng
  • Sale driven: phát triển tính năng phục vụ nhu cầu bán hàng/doanh thu

3. Ảnh hưởng của sự phức tạp

Khi sản phẩm trở nên quá cồng kềnh, ảnh hưởng của sự phức tạp này là rất to lớn:

  • Góc độ sản xuất: sản phẩm càng phức tạp thì càng tốn nhiều thời gian và chi phí sản xuất, bảo trì…
  • Góc độ kinh doanh: quá trình chốt bán dài hơn, NVKD phải am hiểu sâu hơn về sản phẩm
  • Góc độ người dùng: khó tiếp cận và làm quen, tốn thời gian tìm hiểu, cần nhiều sự chăm sóc hơn

Theo một cuộc khảo sát hơn 600 quản lý sản phẩm từ các công ty phần mềm, khoảng 80% tính năng trên các sản phẩm công nghệ hiếm khi được sử dụng, hoặc hoàn toàn không được sử dụng. Bên cạnh việc lãng phí tài nguyên, việc xây dựng quá nhiều tính năng cũng sẽ dẫn đến bài toán phức tạp cho kiến trúc sản phẩm và việc lập trình.

4. Quản lý sự phức tạp

Hai phương án quản lý sự phức tạp của sản phẩm :

  • Đơn giản hóa sản phẩm: đưa ra giải pháp đơn giản và toàn diện hơn để giải quyết các nhu cầu của càng nhiều loại khách hàng càng tốt , thay vì chỉ bổ sung từng tính năng theo yêu cầu
  • Tối ưu hóa sự phức tạp: đưa ra chiến lược phát triển tính năng phù hợp với tập khách hàng mục tiêu

a. Đơn giản hóa sản phẩm :

  • Trong điều kiện vẫn đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết, nhà sản xuất cần suy nghĩ để đưa ra giải pháp đơn giản và tối ưu nhất. Đơn giản hóa sản phẩm không có nghĩa là giảm bớt tính năng, mà là tối ưu tính năng theo hướng đơn giản nhất cho người dùng.
  • Để tránh việc bổ sung tính năng, tiện ích, tùy chọn… tràn lan trên sản phẩm, nên có định hướng rõ ràng về một giải pháp chung cho các nhóm tính năng tương đồng, từ đó làm giảm mức độ phức tạp của sản phẩm mà vẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

b. Tối ưu hóa sự phức tạp của sản phẩm:

  • Mô hình Three value disciplines : bao gồm 3 yếu tố Operational excellence, Product leadership & Customer intimacy , nhằm xác định chiến lược phát triển sản phẩm , ưu tiên tính năng đại trà, tính năng ưu việt hay tính năng đặc thù, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với định hướng phát triển.
  • Cấu trúc Modular : khi sản phẩm trở nên quá lớn và phức tạp, nhà sản xuất bắt đầu nghĩ đến việc thiết kế một hệ thống linh hoạt hơn theo dạng Module , cho phép dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu đặc thù của khách hàng mà không làm core product trở nên quá phức tạp.

5. Túm lại là…

  • Một sản phẩm trở nên phức tạp khi có quá nhiều tính năng, tiện ích, lựa chọn,…
  • Một sản phẩm phức tạp sẽ tác động tiêu cực đến cả nhà sản xuất, kinh doanh, và người dùng…
  • Do vậy, đôi khi đơn giản sẽ tốt hơn…
  • Đơn giản không có nghĩa là bỏ bớt tính năng, mà là ôm phần phức tạp về phía nhà sản xuất…
  • Nếu phức tạp là tất yếu, hãy tìm cách tối ưu nó bằng chiến lược và kiến trúc sản phẩm phù hợp.

Related Posts